Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Những quỹ thịnh vuợng chủ quyền có thể và nên tập trung nhiều quan tâm hơn vào rủi ro đầu tư cũng như những cơ hội của những nền kinh tế hạn chế carbon của tương lai, một báo cáo của Innovest được uỷ quyền bởi Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Norway, cho hay.
Việc quản lí quỹ trong thế kỷ 21 được đệ lên chính phủ Norway theo kiến nghị đối với việc quản trị tương lai của quỹ thịnh vượng chủ quyền lớn thứ hai thế giới, Quỹ Lương hưu Toàn cầu Norway trị giá 381 tỷ dollar Mỹ.
“Những quỹ thịnh vượng chủ quyền có thể kết hợp những quan tâm về rủi ro khí hậu trực tiếp và có hệ thống tới việc lựa chọn cổ phiếu thực tế của họ và quá trình xây dựng danh mục đầu tư”, nghiên cứu nói.
“Chính ở mức độ này các nhà đầu tư có thể gửi thông điệp mạnh mẽ nhất tới các công ty, làm cách cư xử của các công ty thay đổi một cách đáng kể, và, quan trọng nhất, cải thiện tiền lãi điều chỉnh rủi ro và dài hạn của họ.
Sự phân tích cho thấy các quỹ sử dụng đầu tư trách nhiệm xã hội thông qua các chiến lược sàng lọc tích cực và dùng ảnh hưởng của họ với tư cách là các nhà đầu tư lớn để khuyến khích cải thiện hoạt động các công ty, tăng lãi cho các nhà đầu tư, quản lý rủi ro và danh tiếng.
Tác giả chính của báo cáo Karina Wong, tư vấn viên cao cấp tại Innovest, nói “đầu tư trách nhiệm xã hội có thể không còn được xem như một hoạt động hoàn toàn chỉ là đạọ đức, giảm lợi nhuận trong khi làm việc tốt.
“Đúng hơn, trong một thế giới ngày càng hạn chế tài nguyên, những mô hình kinh doanh bền vững là một chỉ số quan trọng cho việc sinh lợi nhuận dài hạn và giảm rủi ro”.
Đặc biệt, nhà phân tích của Innovest chỉ ra quản lý các vấn đề carbon tốt hơn trong công ty chuyển sang thực hiện đầu tư tốt hơn trên toàn cầu (lớn hơn ba phần trăm tiền lãi hàng năm).
Mối quan hệ này thậm chí được thông báo cho các công ty Scandiavian, những công ty được xem như những người đi đầu trong giải quyết với các vấn đề carbon, nơi sự khác biệt trong thực hiện đầu tư giữa các công ty đi đầu và đi chậm lại đằng sau là hơn 11 phần trăm hàng năm.
Báo cáo cho thấy, các quỹ thịnh vượng chủ quyền bao gồm Quỹ Lương hưu Toàn cầu của Norway lùi sau các quỹ lương hưu công như ABP ở Hà Lan và CalPERS ở Mỹ, chủ yếu do các quỹ này không áp dụng các biện pháp tốt nhất cho các hoạt động đầu tư môi trường sàng lọc tích cực và theo đuổi có chiến lược.
“Bị áp lực với giá dầu hỏa, Norway có một trách nhiệm đặc biệt đầu tư vào phát triển hàm lượng carbon thấp và giúp giảm thiểu các tác động từ ấm nóng toàn cầu lên hàng trăm triệu người nghèo trên thế giới”, Rasmus Hansson, Giám đốc Điều hành của WWF Norway, nói.
“Chính phủ Norway đang xét lại các hướng dẫn đạo đức cho quỹ và hiện có một cơ hội độc nhất vô nhị để giới thiệu các công cụ tiên tiến hơn cho đầu tư bền vững như sàng lọc tích cực và một quỹ đầu tư công nghệ khí hậu.
Dennis Pamlin, tư vấn chính sách toàn cầu của WWF, nói “các nhà quản lí tài sản các tổ chức ngày nay kiểm soát hơn 80 phần trăm đầu tư trên thế giới và phải đóng vai trò tiên phong thực hiện trong hỗ trợ các công ty có thể trở thành người chiến thắng trong nền kinh tế ít hàm lượng carbon, không chỉ thôi đầu tư từ những công ty thiếu bền vững”.
Nhưng ông nói có những dấu hiệu hứa hẹn, ví dụ với quỹ thịnh vượng chủ quyền của Trung Quốc, thông báo gần đây của CIC rằng quỹ này sẽ đầu tư vào những công nghệ thân thiện với môi trường.
“WWF giờ đây sẽ thăm dò các khả năng cho quỹ thịnh vượng chủ quyền lớn nhất thế giới của Norway, UAE, Ả Rập Xê Út, Singapore, Kuwait, và Trung Quốc, để đi đầu trong thực hiện và phát triển hơn nữa các hoạt động đầu tư và công cụ được cần tới cho phát triển ít hàm lượng carbon trong thế kỷ 21”.
Thu Hương (theo Panda.org)
........................................................................
Để xem bản gốc tiếng Anh, vào: http://vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=37&cate2=186&msgId=8778&lang=1