Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Doanh nghiệp gây ô nhiễm: khó xử lý vì....thiếu quy định?

(09:12:30 AM 07/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- “Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam có 283 KCN, trong đó có 180 đã đi vào hoạt động, có 65% có xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các hệ thống xử lý này là khác nhau. Nên nhân dân quanh các KCN vẫn than phiền, đặc biệt là việc gây hại hoa màu, ô nghiễm không khí, tiếng ồn...”,Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho biết trong cuộc đối thoại trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường với nhân dân sáng ngày 6/4/2012.

Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Nguyễn Minh Quang


Trả lời về trách nhiệm của Bộ đối với việc nhiều khu công nghiệp gây ô nhiễm không khí, đất, nước mà vẫn hoạt động, thứ trưởng Bùi Cách Tuyến kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục môi trường cho biết: Bộ chỉ thẩm định và phê duyệt các đánh giá tác động môi trường của các KCN rộng hơn 200ha, hoặc có diện tích đất lúa 2 vụ lớn hơn 20ha, hoặc có hệ thống xử lý nước thải lớn hơn 5.000m3/ngày đêm, còn lại do Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, UBND hoặc BQL các KCN cấp tỉnh phê duyệt...

 

Chuyện thanh tra kiểm tra là thường xuyên, gần đây nhất đã tổ chức thanh tra 46 trong 56 tỉnh có KCN, kết quả thanh tra đã công bố. Nhưng Khoản 4 Điều 48 Nghị định 117 quy định, để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp hoặc KCN, việc vi phạm phải đạt mức nào đó thì chúng tôi mới được công bố ra báo chí, còn lại chỉ thông báo tới UBND địa phương và cơ quan Công an để họ có thể điều tra, phát hiện tiếp các vấn đề...

 

“Tôi hi vọng thời gian tới, khi các quy định đầy đủ hơn, Bộ tích cực phối hợp với địa phương giám sát và xử phạt các KCN vi phạm, việc gây ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi”.

 

Đến năm 2013 sẽ hết thời hạn giao đất nông nghiệp 20 năm theo Nghị định 64. Người dân đang rất quan tâm đến vấn đề gia hạn đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất được thuận tiện. Ở nông thôn có trường hợp chết 8 năm nay vẫn còn ruộng và ngược lại có người sinh ra 8 năm nay vẫn không có ruộng mà là hộ nghèo và cận nghèo, tình trạng này đã xảy ra ở Thái Bình. Đây là vấn đề được người dân phản ánh đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang.

 

Bộ trưởng cho rằng, đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bộ cũng đã tham mưu cho chính phủ các giải pháp đối với trường hợp này. Vừa qua, Bộ TNMT đã bàn, báo cáo chính phủ và sẽ trình lên Quốc hội. Về thời hạn sử dụng đất, về thẩm quyền quyết định, theo luật, thuộc về Quốc hội.

 

Theo Luật đất đai năm 2003, Nghị định hướng dẫn 181, đối với hộ gia đình được giao đất lấy mốc thời điểm là năm 2003, thì tới đây vẫn được tiếp tục sử dụng đất đó.

 

Đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển, thì sau khi hết thời hạn sử dụng, nếu hộ gia đình nào có nhu cầu sử dụng tiếp, họ cần tiến hành các thủ tục để gia hạn sử dụng. Về thủ tục gia hạn, Chính phủ đẫ giao Bộ TNMT nghiên cứu, xây dựng. Sắp tới sẽ có thông tư hướng dẫn cho người dân.

 

Một vấn đề nữa, khi sắp hết thời hạn sử dụng, đối với loại đất nêu trên, nếu hộ dân có nhu cầu sử dụng thường xuyên, chính đáng, theo Luật hiện hành thì vẫn tiếp tục cấp sổ đỏ. Còn thời hạn thì theo quy định tại khoản 1 điều 67 của Luật đất đai năm 2003, tức là 20 năm tính từ năm cấp quyền sử dụng đất. Các Ngân hàng yên tâm cho người nông dân vay vốn sản xuất, không gây đứt đoạn.

 

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh, qua điểm của chúng tôi là đất nông nghiệp là giaon ổn định, lâu dài, tuy nhiên có điều chỉnh trong trường hợp cần thiết, như trường hợp ở Thái Bình.

 

Tình trạng một số cán bộ nhà đất đi lùng mua đất nông nghiệp, đất rau xanh của người dân rồi sau đó hợp thức hóa sổ đỏ, bán lại với giá cao gấp mấy chục lần, Hà Nội là nơi điển hình cho việc này, người dân đã phản ánh lên Bộ trưởng.

 

Bộ trưởng khẳng định, cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ thực thi nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực đất đai này cần có cơ chế, quy chế kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ mình. Vấn đề một số cán bộ nơi này nơi khác, làm công tác địa chính liên quan đến việc mua đất của dân để sau đó lợi dụng công việc, trách nhiệm của mình có thể làm chuyển sổ đỏ, từ đó kiếm lời. Tôi cho việc này là việc làm trái pháp luật. Pháp luật đã quy định, xử lý theo điều 141, 144 của Luật đất đai.

 

Bộ trưởng nói: “Hiện nay trong dư luận cho rằng, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai còn phổ biến. Hôm nay tôi cũng muốn nêu ra với các địa phương và đặc biệt đối với những cán bộ làm công tác này- công tác liên quan đến vấn đề đất đai , các cơ quan quản lý liên quan có trách nhiệm kiểm tra và giám sát chặt chẽ để xử lý thích đáng các trường hợp vi phạm theo đúng pháp luật”.

 

Hiện nay đang có phôi chứng nhận quyền sử dụng đất là thật nhưng số liệu là giả. Tình trạng này gây hoang mang trong việc mua bán bất động sản của người dân.

 

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đã nhận khuyết điểm về vấn đề này. Bên cạnh đó, Bộ đã có công văn nhắc nhở đồng thời thông báo về số phôi bị mất để người dân cảnh giác.

 

Bộ trưởng nhắc nhở: “Đề nghị bà con nếu mua nhà đất, có thể kiểm tra tại cơ quan đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, theo tôi, các văn phòng công chứng có thể xác nhận thật giả của các sổ đỏ nếu liên lạc với các cơ quan đăng ký sổ đỏ”.

 

Tham gia cuộc đối thoại có các cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều thắc mắc của nhân dân. Về vấn đề cấp giấy sử dụng tại các dự án phát triển nhà còn rất chậm, ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục đăng ký thống kê, Tổng cục quản lý đất đai cho rằng: Có nhiều nguyên nhân, từ phía đầu tư, từ cơ quan Nhà nước, từ người dân. Trong đó, nguyên nhân từ chủ đầu tư là lớn nhất, nhiều dự án vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng như xây dựng không đúng quy hoạch, chưa xây xong đã bán xong,... do đó gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận.

 

Về giải pháp, Bộ sau khi hoàn thành kiểm tra đã báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1474/CT-TTg trong tháng 8/2011, đề cập giải pháp lâu dài và trước mắt. Về lâu dài, chỉ đạo địa phương chấn chỉnh ngay các dự án phát triển nhà trong quá trình thực hiện, xử lý sớm các dự án có sai phạm.

 

Trước mắt, tập trung thanh tra kiểm tra các dự án có vướng mắc, theo nguyên tắc nếu sai sót về phía chủ đầu tư thì chủ đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn sai phạm nếu không từ phía người mua nhà thì phải tìm cách cấp giấy chứng nhận cho họ.

Bảo Anh