Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đường Hai Bà Trưng (Q.1 - Q.3) sẽ được tổ chức lại thành đường một chiều cho ôtô - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Việc phân luồng đường một chiều sẽ được nghiên cứu theo nhóm tuyến đường của từng khu vực, trong đó sẽ xem xét tới những cặp đường song song.
Các quận 1, 3, 5 có số đường tổ chức giao thông một chiều nhiều nhất. Theo Sở GTVT, đường Sương Nguyệt Anh và Bùi Thị Xuân (Q.1) có bề rộng khoảng 8,5m nhưng hai bên đường tập trung nhiều khách sạn, việc đậu ôtô thường xuyên diễn ra làm bề rộng ngày càng thu hẹp nên cần phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường này. Tương tự, các tuyến đường khu vực Phó Đức Chính - Calmette - Ký Con - Yersin và Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Thái Bình - Lê Thị Hồng Gấm (Q.1) cũng khá hẹp nhưng từ khi đường hầm sông Sài Gòn đi vào hoạt động, các tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giao thông các loại phương tiện ra đường Võ Văn Kiệt nên cần tổ chức lưu thông một chiều để đảm bảo an toàn giao thông cho khu vực.
Các tuyến đường Hai Bà Trưng - Lê Văn Sỹ - Cách Mạng Tháng Tám (Q.1, Q.3) vào giờ cao điểm lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến cộng với việc tổ chức giao thông giữa các đường nhánh chưa hợp lý ảnh hưởng đến việc thoát xe trên toàn tuyến. Trước mắt, Sở GTVT xem xét tổ chức phân luồng một chiều ôtô trên ba tuyến đường này. Theo Sở GTVT, nhiều khu vực có các tuyến đường nhỏ song song với nhau nên việc tổ chức giao thông một chiều rất thuận lợi như khu vực Nguyễn Cảnh Chân - Trần Đình Xu - Hồ Hảo Hớn - Đề Thám (Q.1) hay khu vực Trần Tuấn Khải - Nguyễn Văn Đừng - An Bình - Nguyễn Thời Trung (Q.5).
Tại Q.10, các đường Thành Thái và Sư Vạn Hạnh giao cắt với những trục đường lớn của TP nên lượng xe rẽ trái giao cắt lượng xe đi thẳng khiến các giao lộ thường xuyên ùn tắc. Sở GTVT dự kiến phân luồng giao thông một chiều hai tuyến đường này (từ nút giao với đường Tô Hiến Thành đến nút giao với đường Ba Tháng Hai) và các tuyến đường nhánh để giảm xung đột giao thông tại các giao lộ.
Tại Q.Gò Vấp, Sở GTVT sẽ nghiên cứu tổ chức một chiều đường Nguyễn Văn Nghi để giải tỏa ùn tắc cho khu vực ngã sáu Gò Vấp, tổ chức một chiều các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Văn Bảo... Trong khi đó, một số quận huyện không thuộc khu trung tâm cũng được tổ chức một chiều ôtô để giảm ùn tắc như các tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý, Tân Sơn Nhì, Âu Cơ, Tân Thành (Q.Tân Bình, Q.Tân Phú), đường số 10 và 11 (Q.Thủ Đức) và đường Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè).
Theo Sở GTVT TP.HCM, việc tổ chức các tuyến đường một chiều là một trong những giải pháp để kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông được thực hiện đồng bộ trong năm 2012. Các tuyến đường một chiều có thể khiến hành trình của một số người dài hơn nhưng đường sẽ thông thoáng hơn, tốc độ lưu thông nhanh hơn nên giảm bớt được thời gian đi lại của người tham gia giao thông và tránh được cảnh kẹt xe.
Việc tổ chức các tuyến đường một chiều sẽ được nghiên cứu rất cụ thể, thực hiện từng bước và khi thực hiện sẽ theo dõi diễn biến lưu thông trên đường để có điều chỉnh kịp thời. Trong số 36 khu vực tổ chức lại giao thông năm 2012 (trong đó có các tuyến đường một chiều), từ đầu năm tới nay Sở GTVT mới thực hiện tại năm khu vực. Các khu vực còn lại đang nghiên cứu và thực hiện từ nay tới cuối năm.
Danh sách các khu vực dự kiến tổ chức đường một chiều
KHU VỰC |
THỜI GIAN DỰ KIẾN |
CÁCH TỔ CHỨC GIAO THÔNG |
Bùi Thị Xuân - Sương Nguyệt Anh (Q.1) |
4-2012 |
Một chiều các tuyến đường. |
Cao Thắng - Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Thiện Thuật - Phạm Viết Chánh - Cống Quỳnh (Q.1, Q.3) |
4-2012 |
Một chiều các tuyến đường Cống Quỳnh, |
Phó Ðức Chính - Calmette - Ký Con - Yersin và Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Thái Bình - Lê Thị Hồng Gấm (Q.1) |
5-2012 |
Một chiều các tuyến đường. |
Nguyễn Cảnh Chân - Trần Ðình Xu - Hồ Hảo Hớn - Ðề Thám (Q.1) |
7-2012 |
Một chiều các tuyến đường. |
Hai Bà Trưng - Lê Văn Sỹ - Cách Mạng Tháng Tám (Q.1, Q.3) |
10-2012 |
Một chiều ôtô. |
Thành Thái - Sư Vạn Hạnh (từ Ba Tháng Hai đến Tô Hiến Thành, Q.10) |
4-2012 |
Một chiều hai tuyến đường và các đường nhánh . |
Trần Tuấn Khải - Nguyễn Văn Ðừng - An Bình - Nguyễn Thời Trung (Q.5) |
6-2012 |
Một chiều các tuyến đường. |
Lạc Long Quân - Ni Sư Huỳnh Liên |
4-2012 |
Một chiều đường Hồng Lạc (hướng từ Lạc Long Quân tới |
Ngã tư Bốn Xã (Q.Tân Phú) |
4-2012 |
Một chiều đường Phan Anh (từ ngã tư Bốn Xã đến hẻm 252 Phan Anh) |
Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý - Tân Sơn Nhì (Q.Bình Tân) |
8-2012 |
Một chiều ôtô các đường Tân Kỳ Tân Quý, Tân Hải, |
Tân Thành - Âu Cơ - Lũy Bán Bích |
9-2012 |
Một chiều ôtô một số đoạn. |
Ngã sáu Gò Vấp (Q.Gò Vấp) |
5-2012 |
Một chiều đường Nguyễn Văn Nghi. |
Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Văn Nghi - Lê Lợi - Nguyễn Văn Bảo (Q.Gò Vấp) |
5-2012 |
Một chiều đường Nguyễn Văn Nghi, Lê Lợi, |
Lê Quang Ðịnh - Nguyên Hồng - Phan Văn Trị - Trần Quốc Tuấn (Q.Gò Vấp) |
7-2012 |
Một chiều ôtô các tuyến đường. |
Ðường số 7 - tỉnh lộ 10 (Q.Bình Tân) |
5-2012 |
Một chiều ôtô tỉnh lộ 10. |
Tỉnh lộ 10 và 10B (Q.Bình Tân) |
12-2012 |
Một chiều ôtô hai tuyến đường khi tỉnh lộ 10B |
Các tuyến đường gần nút giao thông Gò Dưa (Q.Thủ Ðức) |
4-2012 |
Một chiều đường số 10 và 11. |
Cần rút kinh nghiệm hiệu quả đường một chiều