Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Loại trừ chất suy giảm tầng ozone - VN cần 15 triệu USD

(23:49:42 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Để loại trừ hoàn toàn các chất làm suy giảm tầng ozone (HCFC) theo Nghị định thư Montréal, Việt Nam cần ít nhất 15 triệu USD trong vòng 15 năm tới.

Để loại trừ hoàn toàn các chất làm suy giảm tầng ozone (HCFC) theo Nghị định thư Montréal, Việt Nam cần ít nhất 15 triệu USD trong vòng 15 năm tới.  

Tủ lạnh và điều hòa không khí ở VN hiện đang là một trong những tác nhân làm suy giảm tầng ozone.

Đó là ý kiến của Quyền Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn&Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên&Môi trường) Lê Công Thành tại Hội thảo “Khởi động Chương trình loại trừ chất R22 trong làm lạnh và điều hòa không khí” tổ chức tại Hà Nội ngày 12/12.

 

Theo Nghị định thư Montréal về các chất làm suy giảm tầng ozone, từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu cắt giảm việc sử dụng các chất suy giảm tầng ozone nhóm HCFC, trong đó chất R22 dùng trong công nghiệp làm lạnh và điều hòa không khí chiếm chủ yếu. Đến năm 2025 phải giảm 67,5 phần trăm mức tiêu thụ.

 

“Để từng bước triển khai thực hiện cam kết quốc tế của Nhà nước trong Nghị định thư Montréal, Cục Khí tượng Thủy văn&Biến đổi Khí hậu bắt đầu triển khai kế hoạch tổng thể điều tra lượng và lĩnh vực sử dụng các chất HCFC và phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng các chương trình, dự án vận động tài chính, công nghệ cho việc loại trừ các chất này ở nước ta”, ông Lê Công Thành nói.

 

Ông Thành còn cho biết mức tăng trưởng của ngành công nghiệp làm lạnh và điều hòa không khí với mức tiêu thụ các chất HCFC, chủ yếu là R22 đang tăng nhanh liên tục, nếu ta không chuyển đổi công nghệ nhanh chóng sẽ tốn rất nhiều chi phí cho việc loại trừ.

 

Một thách thức nữa là hiện vẫn chưa có chất thay thế HCFC lý tưởng cho các ngành công nghiệp. Các chất được Nghị định thư Montréal khuyến cáo sử dụng thay thế HCFC như R410a, R135a lại là những chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu.

 

Giá thành các chất thay thế khác đáp ứng cả hai tiêu chí, không làm suy giảm tầng ozone và tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp, quá cao mà công nghệ sản xuất cũng chưa hoàn thiện.

 

Ban tổ chức hội thảo đã mời đến nhiều doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa điện lạnh với mong muốn hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để cùng loại bỏ các chất HCFC theo lộ trình.

(Theo TTXVN)