Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trung tuần tháng 10/2008, trong một bản báo cáo mới, nhóm chuyên gia cố vấn của chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo rằng, với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay thì chỉ khoảng hai thập niên nữa, tình trạng hiệu ứng nhà kính ở đất nước này có thể sẽ trầm trọng gấp đôi hoặc hơn nữa.
Điều này có thể dẫn tới việc loại bỏ hoàn toàn những ngành công nghiệp khí đốt gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Các dữ liệu chính thức về lượng khí thải từ hoạt động sử dụng than đá, dầu và gas ngày càng tăng tại Trung Quốc gần đây chưa được công bố. Các nhà nghiên cứu nước ngoài ước tính rằng, lượng khí cacbon dioxit (CO2) thải ra của Trung Quốc hiện tại nhiều khả năng đã vượt qua Mỹ, thậm chí có thể còn là nước thải nhiều khí CO2 nhất.
Chính các nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Trung Hoa cũng kết luận rằng nếu không có những biện pháp để chống lại, lượng khí thải của quốc gia này sẽ vượt hẳn tất cả các nước khác và sẽ cao hơn nhiều so với mức dự kiến của chính phủ trước đó.
Theo bản “Báo cáo Năng lượng 2008” của các chuyên gia cố vấn Trung Quốc, đến năm 2020, việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch hàng năm ở Trung Quốc sẽ thải ra một lượng CO2 tương đương với khoảng 2,5 tỉ tấn khí cacbon nguyên chất và có thể lên đến 2,9 tỉ tấn, tùy thuộc vào điều kiện phát triển và công nghệ trong tương lai.
Tới năm 2030, lượng khí thải hằng năm có thể sẽ đạt tới 3,1 tỉ tấn và thậm chí lên đến bốn tỉ tấn. So với lượng khí thải cacbon toàn cầu năm 2007 là khoảng 8,5 tỉ tấn thì đó là một con số đáng lo ngại. Lượng khí thải này bao gồm cả khí CO2, loại khí vốn nặng hơn gấp 3,67 lần so với khí cacbon.
Các chuyên gia cố vấn của Trung Quốc chưa ước đoán được lượng khí CO2 thải ra hiện tại trong nước, song những số liệu từ Trung tâm Năng lượng Mỹ đã tính gộp lượng khí này vào con số 1,4 tỉ tấn cacbon năm 2004.
Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge của Mỹ ước tính năm 2007 Mỹ đã thải ra khoảng 1,6 tỉ tấn cacbon, trong khi Trung Quốc thải khoảng 1,8 tỉ tấn. Các tác giả của bản báo cáo trên cũng cảnh báo rằng, sự chậm chễ trong các hành động đối phó với lượng khí thải ngày càng gia tăng của Trung Quốc là một sự liều lĩnh.
Người phát ngôn của Trung Quốc cho biết: “Bất kể trách nhiệm lịch sử được xác định ra sao, đường lối phát triển của đất nước ta sẽ không thể lặp lại con đường phát thải khí thiếu kiểm soát mà các nước phát triển từng đi. Vì vậy, chúng ta nên sớm chuẩn bị tư tưởng và lập kế hoạch và giải pháp sắp tới cho việc cắt giảm khí thải và định hướng một chiến lược phát triển năng lượng dài hạn và bền vững”.
Bản báo cáo từng nhấn mạnh quyết tâm chống lại sự nóng lên toàn cầu của chính phủ Trung Quốc vào năm ngoái đã ước tính là trước năm 2050 tổng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính có thể lên tới hai tỉ tấn cacbon một năm, gấp vài lần lượng khí thải hiện tại của Mỹ. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp hơn nhiều con số dự kiến của bản báo cáo mới, dù chưa tính đến các nguồn khí phát thải khác ngoài tiêu thụ năng lượng hóa thạch.
Bản báo cáo này càng làm dấy lên những tranh cãi về phản ứng của Trung Quốc trước hiện tượng nóng lên toàn cầu trong bối cảnh các cuộc đàm phán quốc tế đang được đẩy mạnh. Bắc Kinh sẽ đang là trung tâm nỗ lực nhằm tiến đến một hiệp ước vào năm sau để tiếp nối Nghị định thư
Cùng thời điểm này, Liên minh châu Âu cũng khuyến cáo rằng, các nước đang phát triển nên cắt giảm từ 15 đến 30 phần trăm lượng khí phát thải. Nhưng theo điều khoản của Nghị định thư
Và
Khí CO2 và những khí nhà kính khác hấp thụ bức xạ mặt trời, làm nóng bầu khí quyển, khiến tình hình hạn hán trở nên nghiêm trọng hơn, làm biến đổi lượng mưa và khí hậu tự nhiên. Tuy nhiên, Trung Quốc phản bác rằng, lượng khí thải tính trên đầu người của đất nước 1,3 tỉ dân này còn thấp hơn nhiều so với những nước giàu khác và những nước phát triển đang gánh một trách nhiệm nặng nề về sự tích tụ nguy hiểm của những khí gây hiệu ứng nhà kính.
Chính quyền Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ sự tăng trưởng kinh tế mà họ phải vất vả mới có được để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
(The Economic Times, thiennhien.net)