Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trầm trọng nhất phải kể đến những hộ ở khu đồi 57 và ấp Suối Râm (xã Long Giao). Mùa này, người dân ở đây lúc nào cũng phải thuộc lòng phương châm "3 tiết kiệm": tiết kiệm nước ăn, nước tắm và nước giặt. Chiều xuống, trên quốc lộ 56, những đoàn người ngược xuôi đi gánh nước hoặc chở nước bằng xe gắn máy, hai bên là 2 can nhựa (30 lít/can).
|
Chị Phạm Mộng Hương ở khu đồi 57 than thở: "Nước phải đi mua hoặc xin từ xa về nên đâu dám xài nhiều. Tụi nhỏ tắm, giặt, nấu nướng tôi phải thường xuyên theo dõi để nhắc chừng, chứ không hết nước đột xuất đành phải ở dơ cả nhà". Ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng khu đồi 57, cho biết thêm: "Mùa này, giếng sâu đến 40m vẫn không có nước. Toàn bộ bà con ở đây đều phải đi sang các vùng lân cận mua nước về dùng suốt 5 tháng mùa khô". Nước được mua với giá 1.000 đồng/đôi (tự gánh). Nếu có người chuyên chở thì 4.000 đồng/xe (150 lít). Trung bình một hộ gia đình có 4 người mỗi ngày chí ít cũng sử dụng hết 200 lít nước. Mỗi tháng họ phải mất 150.000 đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Đậu (ngụ ấp 8, xã Nhân Nghĩa) đắng lòng nhìn 1,4 ha đất trồng tiêu và sầu riêng của mình đang chết khô vì 4 giếng nước của anh đã khô trơ đáy. Anh đang cùng mấy người bạn rẫy quanh đó làm đủ mọi cách để tìm nguồn nước, nhưng vô vọng. H.Cẩm Mỹ có hồ Suối Vọng (trữ lượng khoảng 10 triệu m3) chủ yếu sử dụng để tưới cho hơn 500 ha đất cây trồng như cà phê, tiêu, điều, măng cụt, chôm chôm... trên địa bàn, hiện cũng đã... hết nước. Ông Trương Văn Sinh, một chủ nhà vườn, buồn rầu nói: "Hiện sầu riêng, chôm chôm, cà phê bắt đầu ra bông, nếu không đủ nước cung cấp cho cây, thì quả thật đó là thảm họa".