Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Kết quả quan trắc tại sáu trạm trạm quan trắc chất lượng không khí giao thông ở TP HCM đều cho thấy ô nhiễm do bụi là vấn đề đáng ngại nhất trong năm thông số quan trắc bao gồm khí oxít-cacbon (CO), oxít-nitơ (NO2), tiếng ồn, bụi, chì.
Bụi: luôn ở mức nguy hại
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM - cơ quan quản lý và điều hành các trạm quan trắc, ô nhiễm do bụi nhiều trong năm qua luôn ở trạng thái nguy hại cho không khí thành phố.
Số liệu quan trắc cho thấy, chúng luôn ở trong mức từ 0,43-0,93 mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,43-3,1 lần, cá biệt có thời điểm giá trị quan trắc lên tới 1,36mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép 4,5 lần.
Cũng theo Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM, đây là hậu quả tất yếu của tình trạng hạ tầng giao thông lạc hậu, quá tải. Đặc biệt là việc phải đào đường liên tục trong môi trường khô, nóng của thành phố và điểm nóng nhất về ô nhiễm bụi của thành phố là khu vực ngã tư An Sương với 100 phần trăm giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Mức độ ô nhiễm do bụi ở đây có lúc lên tới 1,44mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép 4,8 lần. Ô nhiễm do bụi có thể gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp cho người như viêm phế quản, viêm phổi…
Tiếng ồn - Cũng đáng lo
Không xấu như tình trạng ô nhiễm do bụi, nhưng tình trạng ô nhiễm do tiếng ồn cũng rất đáng lo ngại. Kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM cho thấy, mức độ ô nhiễm tiếng ồn luôn dao động ở mức cao: 100 phần trăm giá trị Max lớn nhất vượt tiêu chuẩn cho phép, 90 phần trăm giá trị Min nhỏ nhất vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trong cả ba năm 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009, tình trạng này vẫn không được cải thiện là bao. Ngã tư An Sương lại cũng là địa điểm ô nhiễm về tiếng ồn nhiều nhất (100% số liệu quan trắc về ô nhiễm tiếng ồn ở đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép).
Đây cũng là hậu quả của tình trạng giao thông còn nhiều bất cập, song không chỉ do hạ tầng giao thông lạc hậu mà chủ yếu do ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận không nhỏ người dân chưa tốt. Tiếng còi, tiếng động cơ xe là nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
Ô nhiễm do chì, NO2, CO đang có dấu hiệu tăng
Những tháng đầu năm 2009, nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc dao động trong khoảng 0,22-0,38µg/m³, trong đó nồng độ chì tại khu vực Gò Vấp trung bình 0,38µg/m³, cao nhất so với các trạm còn lại.
Chất lượng không khí trong các khu dân cư Chất lượng không khí trong các khu dân cư không đáng lo ngại như chất lượng không khí tại các trục đường giao thông. Tất cả các thông số đo được trong các khu dân cư vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép tuy nồng độ bụi có tăng nhẹ. |
So với những tháng đầu năm 2008 mức độ ô nhiễm chì có giảm từ 1,1-2,1 lần trên cả 6 trạm, tuy nhiên so với những tháng cuối năm 2008 mức độ ô nhiễm chì lại tăng từ 1,1-1,5 lần ở 5 trạm.
Một trạm có giá trị quan trắc ô nhiễm chì không thay đổi là ngã tư Hàng Xanh. Đây là một việc khá bất thường, vì Nhà nước đã có chủ trương không cho sử dụng xăng pha chì do chì rất độc hại với sức khỏe con người.
Như vậy chỉ có một khả năng là trong xăng, dầu đang được sử dụng cho các phương tiện giao thông không hoàn toàn hết chì như quy định của nhà nước - một cán bộ của Chi cục Bảo vệ Môi trường đã nhận xét như vậy.
Nồng độ NO2 đo được tại tất cả sáu trạm dao động trong khoảng từ 0,19-0,34mg/m³, trong đó số liệu NO2 đo được tại trạm quan trắc ngã tư Điện Biên Phủ-Đinh Tiên Hoàng cao nhất, trung bình đạt khoảng 0,34mg/m³. Tại trạm này, nồng độ NO2 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,7 lần và tất cả giá trị quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Các trạm còn lại, số lần quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép vào khoảng 68 phần trăm và điều đáng lo ngại là số lần vượt tiêu chuẩn cho phép như vậy đang có xu hướng tăng. Nồng độ NO2 tăng chứng tỏ các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố sử dụng động cơ đốt trong thải chất gây ô nhiễm môi trường đang có xu hướng tăng.
Nồng độ CO trung bình dao động trong khoảng 9,93-21,37mg/m³, về cơ bản nó vẫn nằm trong mức cho phép. Tuy nhiên, vẫn có bốn trong tổng số sáu trạm quan trắc có từ 3 phần trăm - 17 phần trăm giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Chất lượng nước tại các trạm quan trắc sử dụng cho mục đích cấp nước Các chỉ tiêu về độ pH (hoạt tính axit và bazơ trong nước), DO (lượng ô-xy hòa tan trong nước) và dầu đều không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A. Các chỉ tiêu còn lại như BOD5 (lượng ô-xy cần thiết để ô-xy hóa chất hữu cơ), COD (nhu cầu ô-xy hóa chất vô cơ), độ mặn và Coliform (chất hữu cơ) đều đạt chuẩn cho phép. Riêng tại trạm quan trắc Bến Súc có giá trị BOD5 và Coliform (chất hữu cơ) không đạt chuẩn. Chất lượng nước tại các trạm quan trắc dùng cho mục đích khác Nhìn chung các chỉ tiêu về pH, DO, BOD5, COD5, dầu đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B. Riêng chỉ tiêu về Coliform tại nhiều trạm đều vượt chỉ tiêu cho phép. Chất lượng quan trắc nước biển ven bờ, tại khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm Nhìn chung đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Riêng tại khu vực bãi tắm của Khu du lịch Hòn Ngọc Phương Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)