Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Các chuyên gia quốc tế cảnh báo số người tử vong do ô nhiễm bùng nổ trong những năm gần đây. (Trong ảnh) Khói dâng lên cuồn cuộn từ một nhà máy ở Pietarsaari, Phần Lan.
Nhân Ngày Khí tượng Thế giới (23/3) với chủ đề Không Khí Ta Thở, các chuyên gia quốc tế cảnh báo tử vong do ô nhiễm không khí có khả năng đã bùng nổ ở các thành phố đang phát triển quá nhanh ở châu Á và Nam Mỹ trong những thập kỷ gần đây.
Trong khi châu Âu đã quản lý quyết liệt để cắt giảm - nhưng không phải tất cả - hầu hết các chất gây ô nhiễm độc hại trong hơn 20 năm qua, các quốc gia đang nổi lên cảm thấy xu hướng trái ngược với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, các nhà khoa học ở cơ quan khí tượng của Liên Hợp Quốc nói.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng hai triệu người chết do ô nhiễm không khí gây ra, trong khi rất nhiều người bị các bệnh về hô hấp, bệnh tim, nhiễm trùng phổi, và thậm chí ung thư.
Các hạt bụi cực nhỏ và mịn do đốt than đá, củi và động cơ diesel không lọc từ các ngành công nghiệp, giao thông, lò sưởi gia đình, nấu nướng hoặc các nhà máy điện đốt bằng dầu được cho là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và gây tử vong.
Năm 2005, WHO ước tính tỷ lệ tử vong ở các thành phố ô nhiễm hạt cao hơn 15 đến 20 phần trăm ở các thành phố sạch hơn.
"Ô nhiễm bụi hạt là một trong những vấn đề rất quan tâm ở các thành phố," Liisa Jalkanen, trưởng nghiên cứu môi trường không khí tại Tổ chức Khí tượng Thế giới, nói.
"Nhiều thành phố của Châu Á như Karachi, New Delhi, Kathmandu, Dacca, Thượng Hải, Bắc Kinh, Mumbai đều vượt qua mức giới hạn. Ngoài ra còn có một số thành phố ở Nam Mỹ như
Một nửa dân số thế giới hiện nay sống ở các thành phố, và dự kiến sẽ tăng đến hai phần ba đến năm 2030, theo Liên Hợp Quốc.
Len Barrie, Giám đốc Nghiên cứu của WMO, nói các giới hạn thiết lập ở châu Âu sau khi lo ngại về mưa axit xảy ra năm 1980 đã tập trung vào chất gây ô nhiễm khác, sulphur dioxide".
Giám đốc nghiên cứu của WMO, Len Barrie, nói với AFP rằng ô nhiễm ở Trung Quốc đang đạt tới đỉnh.
Những nỗ lực đang được thực hiện để mang lại cho các quốc gia đang phát triển và đang nổi lên - cũng như Hoa Kỳ - một hiệp ước ấm nóng toàn cầu mới ở
Mức độ chất gây ô nhiễm khác, nitrogen dioxide, từ phương tiện giao thông ở Châu Âu không giảm nhiều như WMO dự báo, trong khi tác động của các kiểu thời tiết lên ô nhiễm cũng là một mối quan tâm.
Mạnh Cường (theo AFP)