Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Những cung đường nhậy nhụa
Chúng tôi mất gần 1 giờ đồng hồ mới có thể vượt qua "con đường đau khổ" từ thị trấn Quỳ Hợp vào trung tấm xã Châu Hồng, nhất là khu vực dốc Cài Cón quanh nước chảy lênh láng làm cho một đoạn đường dài chưa đầy 500m nhưng khiến chúng tôi vô cùng vất vả mới vượt qua để đến được khu vực Piếng Tỏ.
Những cung đường bị băm nát
Đường liên thôn cũng bị nước quặng cắt ngang
Cũng cùng cảnh ngộ như đường lên Thung Bốn là các con đường nham nhở, nháo nhoét bùn đất mỗi khi trời mưa như đường lên Thung Lùn, Suối Bắc, hay khu vực Thung Lũng 1, khu vực bãi thải (xã Châu Tiến)...lý do cũng là do nước bùn thải và hàng trăm chuyến xe tải hạng nặng thi nhau cày xới hàng ngày.
Làm hố xử lý nước thải...cho vui Chất thải rửa quặng rò rỉ khắp nơi
Như đã phản ánh ở trên, Công ty Lạng Sơn mới được cấp phép khai thác tại khu vực Thung Bốn với diện tích trên 40ha và đang trong thời kỳ xây dựng mỏ, song song là quá trình khai thác. Tuy nhiên, đơn vị này cũng đã "kịp" xả xuống khu vực Piếng Tỏ hàng nghìn m3 bùn đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Để biện hộ cho lý do bùn đất từ hồ lắng lọc của đơn vị mình lại bị "rò rỉ" xuống khu dân cư như trên, ông Khương Kiều Hưng - Phó giám đốc Công ty cho biết: "Trước đây khu vực này do các đối tượng khai thác thổ phỉ làm, chúng tôi chỉ mới được cấp phép và chỉ bước vào khai thác được khoảng 1 năm nay. Chúng tôi có hồ lắng lọc chất thải đàng hoàng nhưng do thỉnh thoảng có bị rò rỉ chút ít nhưng cũng không đáng kể.
Lần theo phản ánh của người dân, chúng tôi xâm nhập xưởng sơ chế của đơn vị này. Theo quan sát của chúng tôi, đơn vị này tiến hành khai thác tại mỏ Suối Bắc (giáp ranh giữa 2 xã Châu Hồng và Châu Thành), sau đó vận chuyển về khu vực khe Nậm Huống, xã Châu Thành để tiến hành sơ chế. Quá trình sơ chế thải ra một lượng nước thải rất lớn nên đơn vị này có tiến hành đắp các hồ lắng lọc. Tuy nhiên, theo người dân phản ánh, dù có hồ lắng lọc nhưng đơn vị này vẫn thường xả nước thải trực tiếp ra suối khiến cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Cụ Vang Văn Nam (75 tuổi), người dân xã Châu Thành cho biết: "Tui sống ở đây gần hết đời rồi nhưng chưa thấy khi nào khe suối bẩn thế này. Trước suối ni nhiều tôm, cá lắm nhưng từ khi công ty này vào đây khai thác, sơ chế thải nước thải ra suối thì không có con chi sống nổi. Dân kêu mỏi mồm nhưng có thấy ai xử lý mô" Theo quan sát của chúng tôi, Công ty có 2 hồ lắng lọc lớn nhưng vẫn có hai vòi lớn xả nước đục trực tiếp ra khe, một phần tràn ra cả phần đường liên xã khiến cho một đoạn đường quanh năm lầy lội, người dân đi lại rất khó khăn. Hơn nữa, mang tiếng là có hồ lắng lọc nhưng Công ty vẫn cố tình để tràn, hoặc để vỡ đập (thực chất là cố tình tháo đập - PV) nhằm thải nước xuống khe suối. Nơi được cho là rò rỉ nước thải của Công ty KLM Nghệ Tĩnh Chúng tôi có buổi làm việc với ông Trần Văn Hành, Phó giám đốc Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh. "Chúng tôi là công ty nhà nước nên luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về vấn đề môi trường. Tuyệt đối không có chuyện xả thải gây ô nhiễm, suối Nậm Huống ô nhiễm là do người dân đi mót quặng và các đơn vị ở phía thượng nguồn gây ra thôi" - ông Hành quả quyết.
Thực trạng gây ô nhiễm nêu trên cũng là những gì chúng tôi ghi nhận được từ hàng chục đơn vị khai thác quặng thiếc trên địa bàn các xã Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Quang... và lời biện minh của ông phó giám đốc nào đó cũng là những gì chúng tôi ghi nhận được khi làm việc với lãnh đao của hàng chục đơn vị khác trong lĩnh vực khai thác, sơ chế quặng thiếc khác trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Một sự thật đáng báo động!
Còn việc nguồn nước đục chảy xuống khu vực dân cư dưới kia là do dân mót quặng cả ngày lẫn đêm gây ra, cái này ngoài khu vực chúng tôi quản lý nên không thuộc trách nhiệm"(!?). Khi chúng tôi mang hình ảnh và clip khu vực xả thải của Công ty này ra môi trường thì vị phó giám đốc này lấp liếm: "Đó là do mấy đứa công nhân sơ ý làm vỡ đập thôi", đồng thời vị này còn kèm theo vài lời "xin bỏ qua và xin giúp đỡ doanh nghiệp"(?).
Để trả lời cho sự "kỳ lạ" này chúng tôi đã tìm đến người dân Bản Mới khu vực Piếng Tỏ. Anh Vi Văn Tỷ, người dân bản địa cho biết: "Có gì mà lạ, họ (Công ty Lạng Sơn - PV) chỉ làm hồ lắng như thế thôi chứ cứ dăm bữa là họ lại tháo như tháo ao ấy, những lúc như thế là "lũ bùn" lại bao trùm cả khu vực chảy lênh láng xuống dưới khe. Con đường dẫn lên phía trên để người dân đi lên hái măng, kiếm củi thủa nào luôn nháo nhoét toàn bùn đất...".
Đột nhập khu vực sơ chế quặng của Công ty Lạng Sơn, chúng tôi không khỏi kinh ngạc khi đơn vị này vẫn có hồ lắng lọc nước bùn tới...3 ngăn to tướng nhưng không hiểu vì lý do gì mà phía dưới của những chiếc hồ này vẫn còn hiện rõ dấu vết của những cơn "lũ bùn".
Trên con đường đi vào xã Châu Thành, chúng tôi không khỏi giật mình khi dòng khe Nậm Huống luôn đục ngầu, có màu nâu sẫm, nhiều nơi dòng chảy đã bị thay đổi...theo phản ánh của người dân đó là hậu quả do quá trình sơ chế quặng thiếc của Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh gây ra.
Chưa hết, khu vực phía dưới hồ lắng của Công ty lúc nào cũng thường trực hàng chục người dân bản địa đến mót quặng cày xới tơi tả càng làm cho dòng khe đã hiếm nước nay lại trở nên luôn đục ngầu, mầu đỏ quạch bao trùm.