Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Núi "tan" vì...quặng
Lần theo phản ánh của dư luận, chúng tôi đã có chuyến công tác thực tế tại địa phương này để gửi tới độc giả những phản ánh rõ nét nhất về thực trạng đáng báo động này. Khu vực xã Châu Hồng có đặc điểm địa hình là đồi núi cao, chỉ có ít diện tích tương đối bằng phẳng, đó là vùng sinh sống, sản xuất của bà con dân tộc Thái nơi đây.
Trên những đỉnh núi đồ sộ đó là nơi "ẩn cư" của hàng vạn, hàng triệu tấn quặng thiếc. Để lấy được quặng từ trên những mỏm núi này các đơn vị khai thác chỉ còn cách "xẻ" núi để mở đường đi vào, lập lán trại, thậm chí đa số đều đã xây dựng phòng làm việc kiên cố, khang trang. Sau đó mang những máy móc, thiết bị hiện đại vào để tiến hành khai thác.
Vượt qua cổng chào của bản Na Hiêng (xã Châu Hồng), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi con đường dẫn lên điểm mỏ có tên Thung Lùn là một con đường rất bằng phẳng. Để giải quyết thắc mắc này, anh Vi Văn Thọ người dẫn đường cho chúng tôi nhanh nhảu: "Con đường này người ta đã làm hàng chục năm nay rồi. Từ khi các điểm mỏ ở Thung Lùn đi vào hoạt động các công ty đã góp tiền, huy động máy móc vào để đào đường mới được thế này đó".
Cũng theo anh này thì khu vực có con đường dẫn vào trước đây là những đồi cao, nhấp nhô những mỏm đá chót vót. Thế nhưng chỉ sau mấy tháng "chiến đấu" là "các sếp" đã san phẳng được và những ngọn đồi biến thành con đường phẳng lì.
Tại các điểm mỏ, những đơn vị khai thác tiến hành khoét sâu vào lòng núi hàng trăm mét để nổ mìn vét quặng, sau đó các "phu" quặng đưa vào xe đẩy theo đường ray đưa ra ngoài bãi tập kết. Theo tìm hiểu, cứ mỗi ca làm việc 10 người là phải xúc đẩy 5 xe quặng, làm việc theo hình thức khoán, có ca chỉ làm 4-5 tiếng đồng hồ là đầy 5 xe, nhưng cũng có ca đến 12-14 tiếng đồng hồ mới hoàn thành chỉ tiêu "khoán'. Ca nào "xui xẻo" phải làm 12-14 tiếng khi ra khỏi hang mặt tái mét.
Núi biến thành...ao
Khu vực mỏ Thung Lùn có khá nhiều đơn vị khai thác, trong đó phải kể đến Công ty Lam Hồng; Công ty Chính Nghĩa; Công ty Ngoan Cường... Thung Lùn được xem là một trong những khu mỏ giàu quặng thiếc nhất khu vực này, các Công ty may mắn được cấp mỏ tại khu vực Tung Lùn trong mấy năm gần đây "ăn nên, làm ra" trông thấy.
Do lớp quặng trên bề mặt của Thung Lùn được khai thác từ hàng chục năm nay, chủ yếu là khai thác thổ phỉ nên đã cạn kiệt, chỉ còn lại lớp quặng sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, các đơn vị khai thác không còn cách nào khác là phải khoét những hỗ sâu hoắm mới có thể "moi" đến nơi có quặng.
Chính vì vậy mà gần đây, khu vực Thung Lùn với nhiều dẫy núi cao hàng trăm mét đã vô tình biến thành những cái hố sâu khổng lồ. Những hầm hố đã sâu, lại chênh vênh nên luôn là mối nguy hiểm rình rập đối với con người. Thêm vào đó những hầm hố này còn gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây vì chỉ cách đó chưa đầy vài bước chân là hàng chục ha ruộng đất 2 lúa của người dân xã Châu Hồng.
Theo quan sát, những công trường khai thác của các đơn vị như Công ty Lam Hồng, Công ty Ngoan Cường... đã biến thành những cái "ao" rộng hàng nghìn m2 . Những cái "ao" này có độ sâu hàng chục mét, dưới đáy là lớp bùn thải do quá trình sơ chế quặng đặc quánh, có màu nâu đỏ mới nhìn đã "khiếp vía".
Hàng chục ha ruộng lúa của người dân xung quanh luôn bị cạn khô, nứt toác trông như... sa mạc, vì thế đã phải bỏ hoang đã từ nhiều năm nay. Anh Kim Văn Anh, bản Na Hiêng, xã Châu Hồng bức xúc: "Đã từ nhiều năm nay các đơn vị khai thác quặng thiếc và đá trắng, đá xây dựng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân chúng tôi vô cùng bức xúc. Nếu cứ thế này mãi chắc chúng tôi không thể chịu đựng thêm được...".
Tin nhanh về môi trường Việt Nam (tinmoitruong.com.vn) giới thiệu với bạn đọc những hình ảnh tan hoang ở vùng "rốn" quặng Nghệ An: