Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

TP.HCM quản lý chất lượng khí thải yếu kém về mọi mặt

(23:48:42 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong 6 trạm quan trắc không khí bán tự động tại ngã tư An Sương, Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ, ngã 6 Gò Vấp được đánh giá là ô nhiễm nhất trong các kì quan trắc năm 2008 của Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM.

Trong 6 trạm quan trắc không khí bán tự động tại ngã tư An Sương, Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ, ngã 6 Gò Vấp được đánh giá là ô nhiễm nhất trong các kì quan trắc năm 2008 của Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM.

 

Nguyên nhân là do lưu lượng phương tiện giao thông tham gia trên những tuyến đường này quá lớn, dẫn đến tình trạng  kẹt xe liên tục xảy ra trong khi  công tác quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM hiện còn nhiều bất cập và yếu kém.

Rác thải...

PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Tài nguyên&Môi trường, cho biết như trên tại Hội thảo: “Nâng cao năng lực quản lý chất lượng không khí đô thị tại TP.HCM” vào ngày 14/4.

 

Hội thảo do Chi cục bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên&Môi trường TP.HCM và Trường Cao đẳng Tài nguyên&Môi trường phối hợp tổ chức.

 

“Tình hình ô nhiễm môi trường không khí tại TP.HCM đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân lớn nhất là do khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ gây ra. Hiện tại, với tốc độ tăng trưởng xe cơ giới nhanh chóng như hiện nay, TP.HCM sẽ phải gánh chịu một nguồn phát thải khổng lồ nếu không có các chính sách quản lý bảo vệ môi trường thích hợp”- PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn khẳng định.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, có rất nhiều tồn đọng trong công tác quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM như: Nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng; Việc kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí chưa được chú trọng; Chưa có chương trình hành động thống nhất chống lại “vấn nạn” ô nhiễm không khí.

 

Trong đó, PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn đặc biệt nhấn mạnh đến hành vi nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường không khí. Đây cũng là điểm tồn tại lớn nhất của công tác quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM. Điều này không chỉ thể hiện rõ ở thái độ của các cấp lãnh đạo mà ngay cả thái độ của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho xử lý khí thải cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ của một số bộ phận dân chúng về tác hại của ô nhiễm không khí.

...Các phương tiện giao thông lưu  cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. (Ảnh : M.L)

Song song với việc nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng, việc kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí cũng chưa được chú trọng đúng mức.

 

Cụ thể, các nguồn phát thải ô nhiễm không khí do giao thông vận tải và công nghiệp gây ra chưa được kiểm soát chặt. Từ đó, dẫn đến tình trạng số lượng nguồn thải tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng ồ ạt của các phương tiện xe máy và việc ra đời ngày một nhiều của các cơ sở sản xuất công nghiệp.

 

Trong khi đó, những mục tiêu và giải pháp mà chiến lược quản lý bảo vệ môi trường (phê duyệt 2002) đưa ra vẫn chưa được cụ thể hóa thành các chương trình hành động cụ thể.

 

Để giải quyết những tồn đọng trên, PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn đề nghị cần phải hạn chế tối đa việc cho phép đầu tư ngoài khu công nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp cần tích cực giảm thiểu mức độ ô nhiễm bằng các biện pháp sản xuất sạch và xử lý cuối đường ống, đảm bảo khí thải trước khi thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

 

Đối với hoạt động giao thông, PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn cũng đề nghị sự tăng cường kiểm soát sự phát thải như kiểm tra khói, kiểm định kỹ thuật máy móc đồng thời tiến tới sử dụng nhiên liệu sạch khác như điện, khí đốt, hydro và năng lượng mặt trời.

 

(Theo Vietnamnet)