Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

10 quốc gia có giá khí đốt rẻ nhất hành tinh Tin ảnh

(18:51:29 PM 03/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Khác hẳn với mức giá cao chót vót tại Mỹ và một số nước châu Âu, người dân tại những quốc gia dầu lửa đang được hưởng giá gas và khí đốt “rẻ như bèo”.

>> Những nước có giá xăng rẻ như bèo 

 
1.Venezuela - 0,18 đôla/ga-lông (0,05 đôla/lít)

 

Với cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 10 tới, Tổng thống Hogo Chávez hiểu rằng tăng giá xăng dầu sẽ là một đường cờ chính trị mạo hiểm. Nhiệm kỳ của ông vốn sẵn đã bị đe doạ bởi tình trạng sức khoẻ sa sút, và mang đến cơ hội độc nhất vô nhị cho ứng cử viên đối lập - ngài Henrique Capriles Radonski lên thay thế vị lãnh đạo ốm yếu. Lần cuối cùng chính phủ cố nâng giá xăng là năm 1989, và đây là nguyên nhân khiến một cuộc bạo loạn xảy ra làm hàng trăm người thiệt mạng. Người dân Venezuela có vẻ sẽ còn chi tiền mua xăng ít hơn cả nước đóng chai trong vài năm tới.

 
2. Ả Rập Saudi - 0,48 đôla/ga-lông (0,13 đôla/lít)

 

OPEC công bố, trữ lượng dầu mỏ có khả năng khai thác của Ả Rập Saudi chỉ đứng sau Venezuela. Tuy nhiên, quốc gia Mỹ La-tinh này có vẻ kém thu hút đối với đa số các nhà đầu tư dù hiện tại hay nhiều năm tới, nước này sẽ luôn là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Một nguồn tin từ ông Riyadh thuộc Wikileaks tiết lộ, các quan chức cấp cao của Saudi thể hiện sự quan ngại về việc trữ lượng dầu thô của Ả Rập bị khai khống lên tới 40%. Mỗi năm, Ả Rập Saudi chi khoảng 13,3 tỷ đôla để trợ giá xăng dầu.

 
3. Lybia - 0,54 đôla/ga-lông (0,14 đôla/lít)
 
Trong cuộc nổi dậy chống lại chế độ Qaddafi năm ngoái, cơ sở hạ tầng khai thác và chế biến dầu mỏ tại Lybia đã bị tàn phá nặng nề. Rất nhiều mỏ dầu bị khai thác, các cảng trở thành những chiến trường khốc liệt giữa những người nổi loạn và các lực lượng Qaddafi. Và nhà máy lọc dầu lớn nhất nước- Ras Lanuf đã bị đóng cửa. Ngày nay, dưới sự quản lý của hội đồng quốc gia tạm thời, Lybia đang trong tiến trình tái phục hồi công suất chế biến và xuất khẩu dầu mỏ.
Bộ trưởng dầu khí Lybia-Omar Shakmak nói rằng chính quyền hy vọng sẽ đạt được mức công suất ngang bằng tiền xung đột vào khoảng 1,6 triệu thùng mỗi ngày trong hè năm 2012. Sự thúc đẩy sản xuất cùng với những ổn định về chính trị tại Lybia có thể sẽ giúp giữ giá xăng dầu thế giới trong tầm kiểm soát.
 
4. Turkmenistan - 0,72 đôla/ga-lông (0,19 đôla/lít)
 

 

Cuộc tái bầu cử gần đây của tổng thống Gurbanguly Berdymukhammedov cho nhiệm kỳ 5 năm đã tạo ra những thay đổi chính trị trên quốc gia độc tài trung tâm châu Á này. Điều đó có nghĩa là chủ các hãng ôtô tại Turkmenistan sẽ tiếp tục đứng tên 120 lít (34 ga-lông) khí đốt miễn phí mỗi tháng. Chính phủ Turkmenistan hứa trợ cấp xăng dầu cho tới tận năm 2030, tuy nhiên lời hứa này có vẻ mơ hồ khi trữ lượng xăng dầu của nước này được ước tính là khá nhỏ.

 
5. Bahrain - 0,78 đôla/ga-lông (0,21 đôla/lít)
 

 

Khác với những nước cùng danh sách này, Bahrain có khá ít dầu mỏ so với các quốc gia láng giềng và đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế. Bahrain là một trung tâm ngân thương mới nổi của vùng vịnh Ba Tư và đã mở rộng quy mô sang khu vực bán lẻ và du lịch. Nước này cũng ký kết hiệp định tự do thương mại với Mỹ vào năm 2005 và được nhắc đến với vai trò một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thế giới các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Tuy nhiên với tình trạng náo động trong nước và nhu cẩu cải cách chính trị, lật đổ nhà cầm quyền Hamad hiện nay thì có lẽ việc cắt trợ cấp khí đốt sẽ chỉ là chuyện một sớm một chiều.

 
6. Kuwait - 0,84 đôla/ga-lông (0,22 đôla/lít)
 
 
Kuwait có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 6 trên thế giới, cũng là nước chế biến và xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu trong khối OPEC. Lợi nhuận xuất khẩu dầu mỏ chiếm 50% GDP và 95% lợi nhuận quốc gia. Tập đoàn dầu khí Kuwait đang lên kế hoạch tăng công suất chế biến dầu thô lên 4 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2020. Tiêu thụ nội địa không đáng kể và 87% tổng trữ lượng dầu của nước này đã được xuất khẩu.
Trợ cấp xăng dầu tại Kuwait ở mức cao nhất trên bình quân đầu người (2.800 đôla mỗi người) - theo viện nghiên cứu chính sách toàn cầu.
 
7. Qatar - 0,9 đôla/ga-lông (0,24 đôla/lít)
 
 
Qatar - một thành viên của OPEC - là nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới, và đứng thứ 16 về xuất khẩu dầu thô. Lượng dầu tiêu dùng nội địa đã tăng gấp ba kể từ năm 2000 cùng với sự tăng trưởng kinh tế (kèm theo trợ cấp và hạ giá xăng dầu). Quốc gia vùng vịnh này có GDP theo đầu người cao thứ hai trên thế giới, ước tính ở mức 102.700 đôla năm 2011. Trữ lượng dầu có thể khai thác của Qatar là 25,4 tỷ thùng, lợi nhuận thừ dầu mỏ và khí đốt cũng chiếm 50% GDP nước này.
 
Cho đến nay, nguồn tài sản dầu mỏ khổng lồ đã liên túc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Qatar. Tuy nhiên, Qatar lại đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và quảng bá hình ảnh của một cường quốc “tri thức” toàn cầu. Năm 2009, công viên khoa học và công nghệ Qatar được khánh thành với quy mô 2.500 héc ta bao gồm 80 trung tâm khoa học, giáo dục và nghiên cứu. Tại đó, nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ như Carnegie Mellon, Texas A&M và Georgetown cũng thực hiện rất nhiều chương trình mang tính học thuật.
 
8. Ai-cập - 1.14 đôla/ga-lông (0,3 đôla/lít)
 
 
Ai - cập là một quốc gia khai thác và chế biến dầu rất quan trọng và có khu vực lọc dầu lớn nhất châu Phi. Nhưng do nhu cầu nội địa gia tăng, nước này cũng phải nhập khẩu một số sản phẩm dầu khí.
 
Vào năm 2010, sản lượng dầu đã giảm xuống còn 736.000 thùng mỗi ngày. Khí tự nhiên đang được kỳ vọng trở thành nguồn lợi nhuận lớn hơn.
Catherine Hunter - một nhà phân tích thuộc tổ chức IHS Global Insight của Anh khi bình luận về áp lực từ những cuộc nổi dậy của nhân dân Ả Rập lên nền kinh tế nước này đã cho rằng: “Nếu bạn quan sát các ngành khác đang suy sụp như thế nào thì sẽ nhận ra việc đầu tư khai thác đầu mỏ khí đốt và lợi nhuận tự kênh đào Suez đang là hay cây cột trụ chống đỡ nền kinh tế Ả Rập trong thời kỳ rối loạn này”. Tập đoàn Apache - một doanh nghiệp khai thác dầu mỏ và khí đốt của Mỹ cũng nói sẽ đầu tư một tỷ đôla vào Ả rập trong hai năm tới.
 
9. Oman - 1,2 đôla/ga-lông (0,32 đôla/lít)
 
 
Oman là nước có trữ lượng dầu có thể khai thác lớn nhất khu vực Trung Đông - khoảng 5,5 tỷ thùng (loại thùng trữ dầu 150 lít), và không thuộc OPEC. Sản lượng khai thác và chế biến dầu mỏ của Oman từ năm 2007 đến 2010 đã tăng 20%, đạt 860.000 thùng mỗi ngày. Ngành xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm tới 47% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này năm 2010. Tập đoàn dầu lửa BP (vương quốc Anh) đang cân nhắc đầu tư 15 tỷ đôla vào một dự án khí đốt tại quốc gia này. Tổng giám đốc tập đoàn cho biết: “ Dự án sẽ đem lại rất nhiều tiền bạc cho Oman, BP chúng tôi cần tìm ra cách để có thể thu về một phần đủ lớn, đáng với sự đầu tư.”
Chính phủ Oman đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế thông qua việc đầu tư vào khu vực nông nghiệp và dịch vụ y tế. Vương quốc này cũng ưu tiên phát triển giáo dục, lập ra nhiều trường đại học, trường kinh tế và cấp các học bổng du học nước ngoài.
 
10. Algeria - 1,2 đôla/ga-lông (0,32 đôla/lít)
 

Algeria- một thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC là quốc gia có trữ lượng dầu có thể khai thác lớn thứ ba tại châu Phi, sau Lybia và Nigeria. Vào năm 2010, Nigeria là nước chế biến dầu mỏ lớn thứ tư của đại lục, sau Nigeria, Angola và Lybia. Liên minh châu Âu rất ưa chuộng nguồn dầu mỏ từ quốc gia Bắc Phi này bởi hàm lượng lưu huỳnh thấp. Các ngành công nghiệp của Algeria phần lớn đều được quốc hữu hóa, và chính phủ duy trì chính sách hạn chế các hoạt động nhập khẩu, tư nhân hóa hay có sự tham gia của nước ngoài. 60% tổng thu nhập quốc dân của Algeria là từ chế biến dầu mỏ.

Để ứng phó với nạn thất nghiệp cao, nhất là ở lớp lao động trẻ, vào năm 2010, chính phủ nước này đã tuyên bố rằng sẽ đầu tư lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt vào việc xây mới các bảo tàng, rạp chiếu phim và thư viện.
Khác với Ả Rập Saudi, Algeria sẽ không tăng cường xuất khẩu dầu thô do những căng thẳng leo thang từ tham vọng hạt nhân của Iran. “Chúng tôi có một chương trình thích hợp, và sẽ tiếp tục triển khai”- ông Youcef Yousfi- bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản Algeria cho hay.
 

 

Tạ Linh (theo BusinessInsider)