Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Ô nhiễm không khí làm 380.000 người chết mỗi năm

(23:47:48 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ) - Vô hình và không mùi vị, những phần tử ô nhiễm không khí cực nhỏ lan tỏa trong không khí, bay qua các đại lục và làm chết khoảng 380.000 người mỗi năm..

“Nhập cảnh” những cái chết vô hình

 

Khí thải từ động cơ diesel, sulfur từ các nhà máy nhiệt điện đốt than, và bụi sa mạc cùng quện vào nhau tạo thành một hỗn hợp phân tử bụi âm ỉ lan tỏa trong không trung hàng tuần.

 

 

Những thành phần độc hại nhất là những thành phần nhỏ nhất, có đường kính dưới 2,5 micromet. Khi chúng ta hít thở, các phân tử này có thể gây kích ứng phổi hoặc truyền trực tiếp xuống dòng máu và phá hủy các huyết mạch.

 

Các nhà khoa học vẫn biết rằng đây là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. Nhưng một điều vẫn chưa rõ ràng là tại sao ô nhiễm không khí ở các vùng như Trung Quốc, Đông Nam Á lại gây ra hậu quả ở những vùng đất vô cùng xa xôi, ví dụ như Bắc Mỹ.

 

Các phân tử ô nhiễm sinh ra từ những vùng đất xa xôi, trôi nổi vào Canada, Mexico, và Mỹ gây nên 6.600 cái chết sớm mỗi năm, theo kết quả nghiên cứu của Junfeng Liu thuộc Đại học Princeton (Hoa Kỳ).

 

Tương tự, nghiên cứu này, được xuất bản trên tạp chí Môi trường Khí quyển, cũng cho rằng những đợt bụi từ Châu Phi và màn sương ô nhiễm từ Châu Âu cùng kéo về tiểu lục địa Ấn Độ, dẫn đến gần 200.000 cái chết sớm hàng năm.

 

Nhóm nghiên cứu ước tính trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 380.000 người chết sớm, nguyên nhân là do các phân tử ô nhiễm từ nơi khác “nhập cảnh” đến.

 

Ô nhiễm tại chỗ vượt trội

 

Tuy nhiên Richard Derwent, một chuyên gia độc lập về ô nhiễm không khí của Anh, đặt ra câu hỏi nghi vấn đối với tầm quan trọng của việc tập trung vào vấn đề ô nhiễm liên lục địa.

 

Đa phần ô nhiễm có tác động tại chỗ. Nghiên cứu này cũng cho thấy trong tất cả các trường hợp, chỉ có dưới 20 phần trăm tổng lượng ô nhiễm của một vùng là do các nguồn ô nhiễm từ nơi khác đến.

 

“Nếu là một nhà hoạch định chính sách của Châu Âu, tôi sẽ xem xét vấn đề này và nếu thấy rằng hcir có 2 phần trăm lượng ô nhiễm của chúng tôi là từ Bắc Mỹ, liệu tôi có nên ngay lập tức đi đàm phán với Mỹ hay Canada không? Chắc chắn là không”.

 

“Ô nhiễm tại chỗ đang vượt cao hơn hẳn và chiếm phần lớn tổng lượng ô nhiễm của mỗi vùng,” Mauzerall khẳng đinh. “Tuy vẫn có ô nhiễm không khí do tác động từ những vùng xa xôi mang đến nhưng chỉ là không đáng kể”.

 

Hơn nữa, khó khăn của việc nghiên cứu các phần tử nhỏ bé trên phạm vi toàn cầu có thể khiến nhóm nghiên cứu đã phải coi các nguồn bụi tự nhiên cũng độc hại như khói thải từ các nhà máy điện đốt than. Đây là “vùng tối” của khoa học, khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn loại phân tử nào là độc hại nhất.

Hồng Chuyên (theo Discovery)