Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tại Châu Âu, tuổi thọ trung bình ước tính cũng bị giảm tới 9 tháng do ô nhiễm không khí.
Còn tại Việt Nam, báo cáo môi trường quốc gia 2008 của Bộ Tài nguyên&Môi trường về tình hình môi trường làng nghề Việt Nam hồi tháng 4/2009 cho biết tuổi thọ trung bình của dân tại các làng nghề ngày càng giảm, hiện thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc; và so với làng không làm nghề, tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 - 10 năm...
Ô nhiễm không khí hàng năm giết chết khoảng hơn hai triệu người với các căn bệnh về hô hấp và tim mạch, nhiễm khuẩn phổi và ung thư, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính.
Theo WHO, trong số những người chết vì các căn bệnh do nhiễm khí thải độc hại, có 1,2 triệu người là nạn nhân của việc sử dụng than và các chất đốt khác ngay trong nhà riêng của mình. Hơn một nửa tổng số nạn nhân sinh sống tại các nước đang phát triển.
Vẫn theo WMO, ô nhiễm không khí tiềm ẩn nguy cơ gây chết người đang có dấu hiệu gia tăng tại các nước có mức phát triển kinh tế đang tăng mạnh, đặc biệt tại các thành phố lớn ở châu Á và khu vực Nam Mỹ.
Theo nhà nghiên cứu Lisa Jalkanen thuộc WMO, nhiều thành phố ở châu Á như Karachi, New Delhi, Kathmandu, Dahka, Thượng Hải, Bắc Kinh và Mumbai đã vượt quá tiêu chuẩn các phân tử gây ô nhiễm không khí như SO2, NO2. Tại các thành phố ở khu vực Nam Mỹ như Lima, Santiago, Bogota, mức ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe con người.
WMO cũng cảnh báo, hiện tượng khí hậu nóng lên càng làm tăng ô nhiễm khí quyển. Sa mạc hóa trên toàn cầu làm tăng nguy cơ bão cát và bụi. Sự gia tăng tần suất và mức độ các vụ cháy cũng khiến bầu khí quyển trở lên ô nhiễm...
10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2008
1. Lâm Phần (Trung Quốc)
Số người bị ảnh hưởng: Khoảng 3 triệu
Tác nhân gây ô nhiễm: Than đá và các hạt bụi siêu nhỏ
Nguồn gây ô nhiễm: Các mỏ than và phương tiện cơ giới
2. Tianying (Trung Quốc)
Số người chịu tác động: 140.000
Tác nhân gây ô nhiễm: Chì và các kim loại nặng khác
Nguồn gây ô nhiễm: Hoạt động khai thác và xử lý quặng
3. Sukinda (Ấn Độ)
Số người bị tác động: Khoảng 2,6 triệu
Tác nhân gây ô nhiễm: Crom và các kim loại nặng khác
Nguồn gây ô nhiễm: Hoạt động khai thác và xử lý quặng
4. Vapi (Ấn Độ)
Số người chịu tác động: 71.000
Tác nhân gây ô nhiễm: Hóa chất và các kim loại nặng
Nguồn gây ô nhiễm: Các nhà máy công nghiệp
5. La Oroya (Peru)
Số người chịu tác động: 35.000
Tác nhân gây ô nhiễm: Chì, đồng, kẽm, sulfua dioxide (SO2)
Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở khai thác và xử lý kim loại nặng
6. Dzerzhinsk (Nga)
Số người chịu tác động: Khoảng 300.000
Tác nhân gây ô nhiễm: Chất thải hóa học
Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học từ thời chiến tranh lạnh
7. Norilsk (Nga)
Số người chịu tác động: 134.000
Tác nhân gây ô nhiễm: Các kim loại nặng, phenol, SO2
Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở khai thác và xử lý kim loại
8. Chernobyl (Ukraina)
Số người chịu tác động: Khoảng 5,5 triệu (vẫn đang gây tranh cãi)
Tác nhân gây ô nhiễm: Phóng xạ hạt nhân
Nguồn gây ô nhiễm: Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl
9. Sumgayit (Azerbaijan)
Số người chịu tác động: 275.000
Tác nhân gây ô nhiễm: Hóa chất hữu cơ, dầu mỏ và kim loại nặng
Nguồn gây ô nhiễm: Các tổ hợp hóa dầu và công nghiệp
10. Kabwe (Zambia)
Số người chịu tác động: 255.000
Tác nhân gây ô nhiễm: Chì và catmi
Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở khai thác và xử lý chì