Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nguyên nhân chậm trễ được Bộ NN-PTNT nêu là vì các địa phương chưa được bố trí kinh phí thực hiện. Do đó, bộ vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng gia hạn kế hoạch bảo tồn voi đến năm 2020 với tên gọi “Kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi Việt Nam”.
Quá chậm và thụ động
Loay hoay, lúng túng
Như vậy, sau hơn một năm dự án bảo tồn voi Đắk Lắk được phê duyệt, đến nay cơ quan chức năng vẫn còn loay hoay tìm vị trí xây dựng.
Ngoài ra, để bảo tồn voi hoang dã, vấn đề sống còn là duy trì môi trường sống của chúng, song tỉnh Đắk Lắk chưa thể hiện rõ quyết tâm làm điều này. Trong hàng trăm ngàn hécta rừng ở Buôn Đôn và Ea Súp, chỉ có Vườn Quốc gia Yok Đôn và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Buôn Đôn ít bị tác động, còn lại đều là rừng sản xuất của các công ty lâm nghiệp Ea H’Mơ, Ya Lốp - khu vực sinh sống của nhiều voi rừng. Tuy vậy, phương án chuyển đổi các công ty lâm nghiệp sang bảo tồn voi hoặc tiếp tục khai thác đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Thiếu tiền
Một nguyên nhân chính dẫn đến việc dự án triển khai chậm đó là do thiếu kinh phí. Dự án bảo tồn voi Đắk Lắk có kinh phí 61 tỉ đồng, hoạt động trong vòng 5 năm nhưng hiện mới chỉ giải ngân được 350 triệu đồng. Số tiền này mới chỉ đủ trả lương cho CB-NV.
Ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, nói: “Nếu có kinh phí thì chúng tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng 2 trạm giám sát voi ở huyện Buôn Đôn và Lắk. Mỗi trạm sẽ biên chế 5 người, có nhiệm vụ giám sát, thống kê các dữ liệu của voi để làm cơ sở khi đưa voi vào trung tâm bảo tồn”.
Dù vậy, có trung tâm bảo tồn voi nhưng nếu thiếu chính sách tốt cho các chủ voi thì khó có thể đưa voi vào trung tâm. Hiện nay, hầu hết số voi nhà của Đắk Lắk đều được đưa vào phục vụ các khu du lịch. Mỗi ngày, mỗi chủ voi thu về gần 1 triệu đồng, nếu đưa voi vào chăn thả tập trung thì các chủ voi sẽ thất thu. Theo ông Luân, đây thực sự là vấn đề nan giải. Với tình hình kinh phí eo hẹp như vậy, chưa biết làm thế nào có đủ tiền trả cho các chủ voi để “thu hồi” và đưa voi vào trung tâm bảo tồn!
Nhiều nước bảo tồn voi thành công
Nhiều quốc gia châu Á đã triển khai chương trình bảo tồn voi từ rất sớm và đạt được nhiều kết quả. Ở Indonesia, 6 trung tâm huấn luyện được thành lập từ năm 1985, về sau đổi tên thành trung tâm bảo tồn voi, hiện đang tạo điều kiện sống tốt cho 350 con voi nhà. Tại Sri Lanka, khoảng 4.000 - 5.000 con voi hoang dã được bảo vệ tốt nhờ chính sách kiên trì giữ khu rừng và hệ thống vườn quốc gia. Dự án bảo tồn voi của Ấn Độ cũng rất thành công với việc thành lập 25 trung tâm bảo tồn, bảo vệ môi trường sống và phục hồi cách thức di trú truyền thống của các đàn voi hoang dã. Đặc biệt, tại Thái Lan, ngoài kết quả bảo tồn, gần đây, họ đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công, qua đó mở ra khả năng mới cho bảo tồn voi bền vững…