Hình ảnh tái dựng vi tính của cánh rừng 300 triệu năm bị chôn vùi dưới tro núi lửa ở Trung Quốc. Ảnh: PNAS. |
Theo Physorg, một nghiên cứu mới bởi nhà cổ thực vật học Hermann Pfefferkorn thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ và các đồng nghiệp đã trình bày cấu trúc tái tạo của cánh rừng hóa thạch này, giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về hệ sinh thái và khí hậu của thời kì đó.
Cánh rừng, được xác định ở gần tỉnh Ôn Châu, Trung Quốc. Nhờ những hoạt động khai thác than mỏ gần đó làm lộ thiên những dải đất vô cùng khổng lồ, các nhà nghiên cứu đã có thể khảo sát được cánh rừng ở qui mô vô cùng lớn, 1000m2 lớp tro ở ba địa điểm khai quật khác nhau gần nhau.
Các nhà thực vật học đã xác định được tất cả 6 loài cây gồm dương xỉ ở tầng thấp và những loài cây cổ đại cao khoảng 20 mét ở tầng cao. Họ cũng xác định được một loài cây thuộc họ dương xỉ đã tuyệt chủng có tên Noeggerathiales, từng được tìm thấy ở Bắc Mỹ và châu Âu nhưng ở châu Á thì chúng phổ biến nhất ở khu vực này.
Các chuyên gia khẳng định lớp than ở đây có độ tuổi khoảng 298 triệu năm. Niên đại này rơi vào đầu kỷ Permian (thời kỳ tiền khủng long), khi mà các mảng địa chất Trái đất vẫn đang di chuyển tiến vào nhau tạo ra siêu lục địa Pangea. Bắc Mỹ và châu Âu vẫn gắn liền và Trung Quốc khi đó là hai lục địa con.
Điều đáng chú ý là “cánh rừng này được lưu giữ đầy kỳ diệu. Chúng ta có thể đứng ngay đó và tìm thấy một cành cây với những cái lá trên cây, và rồi tìm cành tiếp và những cành tiếp nữa. Và rồi chúng ta tìm thấy gốc cây của chính cái cây đó.” Pfefferkorn nhấn mạnh. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những cây nhỏ với lá cành, thân, ngọn y nguyên.
Bởi vì tro núi lửa đã bao phủ toàn bộ một phạm vi rừng rất rộng chỉ trong vài ngày, thực vật của cánh rừng được bảo tồn giống hệt như khi chúng mới đổ, thậm chí nhiều chỗ nguyên xi tại địa điểm chúng mọc.
“Những khám phá ở đây đều thực sự mới mẻ về nhiều phương diện. Đây là cánh rừng đầu tiên được tái dựng ở châu Á trong bất kỳ giai đoạn thời gian nào, đây cũng là cánh rừng than bùn đầu tiên ở thời kỳ này và đây là cánh rừng đông họ Noeggerathiales nhất khắp thế giới”.
Cánh rừng được “bảo tồn” tốt này giúp đưa ra cái nhìn rõ ràng về thời điểm rõ rệt của quá khứ 300 triệu năm trước đây. Vì địa điểm này chỉ đưa ra một cái nhìn về một thời điểm trong lịch sử trái đất, nên riêng nó tuy không giúp giải thích nhiều về những biến đổi khí hậu trên Trái đất, nhưng nó giúp cung cấp một bối cảnh vô cùng giá trị, ông Pfefferkorn cho biết.
“Cánh rừng này giống như thành phố Pompeii vậy. Pompeii cho chúng ta một cái nhìn sâu, chi chi tiết vào xã hội La Mã cổ đại, tuy nhiên riêng mình nó không thể cho biết nhiều về lịch sử La mã. Nhưng mặt khác, nó lại giúp làm sáng tỏ thời gian trước và sau đó. Đây là con nhộng thời gian và vì thế nó giúp chúng ta giải thích được điều gì đã xảy ra trước và sau thời kỳ này của lịch sử.”
Để tiến hành nghiên cứu, giáo sư Pfefferkorn đã cộng tác cùng ba đồng nghiệp người Hoa thuộc Viện khoa học Trung Quốc.