Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hơn 200 con voi bị giết trong sáu tuần ở Cameroon. Đây được xem là vụ thảm sát được thúc đẩy bởi nhu cầu cho ngà voi châu Á. Ảnh: AP. |
Những kẻ săn trộm được cho là đến từ các nước láng giềng như Chad và Sudan.
"Những vụ việc như thế này là cực kỳ nghiêm trọng. Những kẻ săn trộm đang tàn sát loài voi để kiếm lợi nhuận từ việc buôn bán ngà voi quốc tế", thống đốc khu vực miền bắc, ông Cameroon Gambo Haman cho biết trên The Guardian.
Phát biểu trên đài phát thanh địa phương, ông Haman cho hay, bọn săn trộm giết voi để lấy ngà dễ dàng là nhờ sự tiếp tay của người dân địa phương - những người vui mừng vì được cung cấp thịt voi và thoát khỏi sự phá hoại mùa màng của voi.
Các nhà bảo tồn voi từ Quỹ cứu trợ động vật quốc tế (IFAW) cho biết vụ việc thảm sát loài voi trên đã làm khiến dân số loài voi giảm đáng kể, ước tính còn khoảng 1.000 - 5.000 con tại Cameroon.
AFP trích lời bà Celine Sissler-Bienvenu, thuộc IFAW nói rằng, tình trạng thợ săn được trang bị đầy đủ vũ khí vượt biên từ Sudan sang đây vào mùa khô để săn voi lấy ngà là rất phổ biến.
"Tuy nhiên, đây được xem là cuộc thảm sát loài voi chưa từng thấy từ trước đến nay tại Cameroon", bà Celine Sissler-Bienvenu nói. IFAW cho hay giới chức đã tìm thấy tổng cộng khoảng 200 xác voi trong khu bảo tồn, và e rằng số lượng voi bị giết còn nhiều hơn bởi có nhiều khu vực chưa được kiểm tra hết.
Ngà voi sẽ được đưa sang bán cho thị trường châu Á, châu Âu. Số tiền thu về thường được dùng để trang bị vũ khí cho những cuộc chiến tranh vùng miền, vốn thường xuyên diễn ra tại Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Nhiều nước đã lên tiếng cảnh báo và yêu cầu Cameroon có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Theo bà Celine Sissler-Bienvenu, biện pháp duy nhất là chấm dứt nguồn cầu mua ngà voi, nhất là từ châu Á. Các tổ chức bào vệ động vật tại các nơi bị đe dọa cũng phải được trang bị đầy đủ vũ khí để chống lại những tay săn trộm. Một trong các kinh nghiệm bảo vệ động vật hoang có thể thấy ở Nam Phi, nơi chính phủ huy động cả quân đội để bảo vệ tê giác.