Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Theo đó, ngoài trạm đo Hà Nội, tại trạm đo ở rỉnh Lạng Sơn, phía bắc Việt Nam giáp giới với Trung Quốc, đã phát hiện đồng vị phóng xạ Iodine-131 (I-131) với hàm lượng nhiều gấp bốn lần hàm lượng đồng vị phóng xạ này hôm trước đo được ở Hà Nội (119,7±9,7 mBq/m3 so với 24,2±2,8 mBq/m3 ngày 28-3). Bên cạnh đó, lần đầu tiên, trạm ở Lạng Sơn còn phát hiện một đồng vị phóng xạ mới cũng phát tán từ vụ nổ lò hạt nhân ở Nhật Bản. Đó là hạt nhân phóng xạ phản ứng phân hạch Cesium-137 (Cs-137) với nồng độ 11,7±1,7 mBq/m3.
Các trạm ở TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt cũng lần đầu tiên phát hiện I-131 với hàm lượng tương ứng là 20,1 ± 5,3 mBq/m3 và 17,2 ± 5,2 mBq/m3.
Dù phát hiện các đồng vị phóng xạ trên, Trung tâm Dữ liệu Quốc gia Việt Nam thuộc Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện (CTBTO) vẫn cho rằng đám mây phóng xạ chính “vẫn chưa vào thềm lục địa Việt Nam”.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6866:2001 quy định giới hạn liều đối với công chúng do ảnh hưởng của một cơ sở bức xạ hoặc cơ sở hạt nhân trong điều kiện hoạt động bình thường là 1 mSv/năm lấy trung bình trong năm năm liên tục, còn trong một năm đơn lẻ không vượt quá 5 mSv.
Căn cứ tiêu chuẩn trên, các kết quả đo nồng độ chất phóng xạ I-131 và Cs-137 trong không khí các ngày 28 và 29-3 của trạm quan trắc mẫu sol khí tại Viện Khoa học&Kỹ thuật Hạt nhân và Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đều nhỏ hơn nhiều lần so với giá trị giới hạn quy định.