Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đó là tình cảnh được phóng viên của tạp chí thuộc Hội địa lý Mỹ, National Geographic mô tả về tình trạng nuôi nhốt và lấy mật gấu trái phép phổ biến hiện nay ở Việt Nam.
Gấu ngựa thường bị bắt nuôi nhốt trong lồng. Loài này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Ảnh: Trí Tín. |
Trong quá trình lấy mật, gấu sẽ bị gây mê và trói chặt. Sau đó, chúng bị chọc liên hồi vào bụng bằng một chiếc kim dài cho đến khi con người xác định đúng vị trí của túi mật mới thôi.
Ở một số trang trại "nhân đạo" hơn, họ sử dụng máy siêu âm để dò vùng túi mật. Điều này giúp gấu ngựa bớt đau đớn hơn vì không bị chọc kim nhiều lần, nhưng đâm kim thăm dò nhiều lần vẫn là phương pháp phổ biến nhất.
Điểm phân biệt gấu ngựa với loài gấu khác là có một hình lưỡi liềm màu vàng trên phần lông ở phía trước ngực. Đây là loài gấu cho mật có nồng độ axit Ursodeoxycholic (UDCA) cao nhất.
Axit này được cho là do gấu tiết ra trong mật như một thứ thuốc tự nhiên để bảo vệ gan, chống sự hình thành các cục sỏi mật và chống nhiều loại bệnh khác trong quá trình ngủ đông dài. Mật gấu được tôn sùng như là phương thuốc chữa mọi thứ bệnh từ bầm dập cho đến ung thư, và thậm chí được coi như thuốc tráng dương. Điều đó khiến mật gấu, và những con gấu, trở thành mặt hàng có giá trị và bị săn lùng.
Gấu ngựa được liệt kê là loài có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng, tại Việt Nam, việc nuôi gấu lấy mật là trái pháp luật. Nhưng dù đã có nhiều biện pháp, nhưng thị trường mật gấu ngàng càng phát triển. Chính lợi nhuận kinh tế với giá cao cắt cổ đã khiến nhiều người nông dân, lâm tặc từ bỏ ý định thả gấu vừa bẫy được vào tự nhiên.
Tiến sĩ Tuấn Bendixsen - Chủ tịch tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam (AAF) cho biết, từ năm 2007 Việt Nam đã đưa đạo luật bảo vệ gấu, nhưng tại cửa khẩu, luật bảo vệ gấu dường như không có ý nghĩa.
Ông Tuấn đã nhiều lần đàm phán với chủ sở hữu gấu nhưng bất thành. Tổ chức AAF kêu gọi các hộ gia đình từ bỏ những con gấu và cho phép chúng đến một khu bảo tồn tại Tam Đảo. Ở đó, những chú gấu từng bị xâm hại do tổ chức AAF cứu về sẽ được chữa trị và nghỉ ngơi.
Theo ước tính của AAF, vẫn còn khoảng 4.000 con nữa vẫn đang bị nhốt trong những chiếc lồng ẩm thấp, chật chội, chịu đói, khát và chịu đau đớn vì nhiều lần bị chích mật ở các trang trại Việt Nam.