Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Phát hiện ô nhiễm không khí thời cổ đại

(23:46:13 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Người Ai Cập cổ đại có thể đã sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm. Bằng chứng tìm được trong phổi của 15 xác ướp. Những hạt bụi có kích thước vô cùng nhỏ tích tụ trong phổi gây ra nhiều loại bệnh ngày nay, trong đó có bệnh tim, đau tức ngực và ung thư. Những hạt này là điển hình của thời kỳ hậu công nghiệp, đặc biệt khi nhiên liệu hóa thạch được sử dụng.

Roger Montgomer, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở ĐH Mancherster (Anh) tiến hành nghiên cứu 15 xác ướp Ai Cập và thấy rằng, mức độ các hạt bụi nhỏ trong phổi họ cũng không thấp hơn phổi của con người hiện đại.



Kết quả nghiên cứu cho thấy, người Ai Cập cổ đại có thể đã sống trong môi trường không tốt cho sức khỏe. Trước đây, bệnh phổi từng được phát hiện ngay từ những năm 1970, khi nhà khoa học  Eddie Tapp ở ĐH Manchester kiểm tra phổi của một xác ướp 3.800 tuổi, tên là Nekht-ankh.

 

Dù người này sống đến gần 60 tuổi, nhưng phổi của ông ta bị biến dạng nhiều nên rất có thể người này gặp phải nhiều vấn đề hô hấp khi còn sống.

 

Một trong các xác ướp được tìm thấy có nhiều hạt bụi trong phổi. (Nguồn: Livescience)

 

Các nhà khoa học thắc mắc, tại sao những hạt bụi nhỏ đó lại có nhiều trong cơ thể người Ai Cập cổ đại như vậy?

 

Người Ai Cập sống trong xã hội tiền công nghiệp, nên các hoạt động nấu nướng, nung chảy kim loại và khai mỏ cũng có thể gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.

 

Ngoài ra, khí hậu trên khu vực sa mạc với nhiều bão cát có thể thổi tung bụi lên không khí, khiến con người dễ dàng hít phải.



Montgomerie đang thực hiện một thí nghiệm và hy vọng thí nghiệm này sẽ làm rõ nguồn gốc của những phân tử nhỏ này trong phổi của người Ai Cập cổ.

 

Ông tiến hành đốt các loại nhiên liệu từng được người Ai Cập sử dụng và thu các hạt tỏa ra từ những nhiên liệu đốt cháy này để so sánh với những hạt trong phổi con người thời đó.



Montgomerie cũng thu thập cát từ những địa điểm khảo cổ ở Ai Cập, để so sánh với những hạt cát trong phổi các xác ướp.

 

Ông cho rằng, cát trên sa mạc bị xói mòn, và có hình dạng tròn, trong khi cát khai thác có cạnh sắc. Montgomerie cho biết ít nhất 3 tháng nữa thí nghiệm của ông mới có thể hoàn thành và cho kết quả.

Trúc Quỳnh (Theo Livescience)