Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tinh túy của trời đất và con người
Về đến thôn Đông Cựu (xã Đông Phương Yên, Chương Mỹ, Hà Tây) từ đầu làng đã thấy những phoi tre, những tiếng máy khoan đục đẽo, tiếng búa tra lộc cộc. Những ngôi nhà với khay nước, bàn ghế, đền lồng... thậm chí chõng tre - "nguyên bản" một làng quê Việt Nam.
Những nghệ nhân nơi đây vẫn đang miệt mài với công việc. Bàn tay của những nghệ nhân đã luống tuổi đều có một đặc điểm giống nhau và có không biết bao nhiêu những vết xước do tre gây ra. Vết cũ, vết mới chồng nên nhau.
Với họ, dù bị nhiều thương tích nhưng tất cả mọi sản phẩm đều phải làm trực tiếp bằng tay. Đối với họ, làm như thế mới đủ sự cảm nhận để chăm sóc từng thanh tre, để đủ nhạy cảm để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt, đẹp lòng.
Tre hiện đang được gia đình ông dùng để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, khay nước... nhưng tất cả để phục vụ cho việc xuất khẩu.
Những cây tre sau khi nhập từ Sơn La, Bắc Kạn về được phơi đứng khoảng 1 nắng. Sau mưa nắng, chất đường trong cây được tẩy rửa. Người thợ lại làm tiếp công đoạn cạo tinh, loại bỏ vỏ ngoài của thân cây, làm cho sản phẩm ăn màu khi phun, nhuộm. Sau đó, tùy theo mẫu hàng mà người thợ chọn cây, chọn màu và khoan lắp cho phù hợp.
Cũng là sản phẩm từ tre, mặt hàng mành tăm, khăn trải bàn của làng tre đan Tằng Tiến (Việt Yên, Bắc Giang) cũng được thị trường châu Âu ưa thích.
Ông Đinh Văn Tỉnh, người đầu tiên của xã đưa sản phẩm từ tre ra nước ngoài cho biết: Mặt hàng của người Việt được đánh giá là tinh tế, hoa văn cầu kì, màu sắc, giá thành trên thị trường lại không đắt. Mấy năm trở lại đây, mặt hàng này đang bán rất chạy ở nhiều nước trên thế giới.
Theo Cục phó Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết: Những năm trở lại đây, ngành hàng mây tre đan đã đem lại cho Việt Nam gần 300 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm được tiêu thụ tại 120 thị trường trên thế giới. Trong tổng số 2.017 làng nghề của Việt Nam, thì làng nghề mây tre đan chiếm số lượng lớn nhất với 723 làng nghề, chiếm 24% tổng số làng nghề của cả nước.
Thương hiệu hội nhập của Việt Nam
Tại Liên hoan kiến trúc quốc tế World Architecture Festival (WAF) tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha, hồi tháng 11/2010, Việt Nam có 3 công trình kiến trúc lọt vào danh sách đề cử chung kết. Đó là các dự án: Bar Gió và Nước; Cà phê Gió và Nước; Flamingo Club còn có tên gọi là Bamboo wings (đôi cánh bằng tre). Các tác phẩm này đều do Công ty Võ Trọng Nghĩa thiết kế và thi công.
Trong đó, bar Gió và Nước tại Thủ Dầu Một, Bình Dương, cùng lúc nhận được 3 đề cử giải kết cấu, công trình công cộng và giải nội ngoại thất. Dự án này chính thức lọt vào vòng chung kết giải thưởng WAF và xếp hạng nhì giải kết cấu, chỉ đứng sau công trình Richmond Olympic Oval Roof của Canada.
Công trình "Gió và Nước" của kiến trúc sư trẻ Võ Trọng Nghĩa được xây dựng tại 6/28T khu 3 Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương được giải thưởng International Architecture Award (IAA) tại Mỹ, một lần nữa cây tre lại khẳng định được thương hiệu Việt của mình. Nhờ những kiến trúc độc đáo, các "vũ khúc của tre" thể hiện sự mềm mại, linh hoạt mà vẫn chắc chắn, bền vững, cùng rất nhiều kĩ thuật tinh tế đã giúp bạn bè quốc tế hiểu và vinh danh cây tre Việt Nam.
Nếu trước đây, trong xây dựng, tre thuần túy sử dụng trong nhiều công trình với vai trò cọc nút làm móng nhà. Thì trong công trình của nhà thiết kế trẻ, phong cách ghép tre của anh đã tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ trong làng kiến trúc Việt.
Những cây tre được lựa chọn đúng độ tuổi, xử lý theo những phương pháp truyền thống như: ngâm sình, hun khói để đảm bảo độ dẻo, độ bền, không gây độc, chi phí thấp nhưng có khả năng chống cọi với mối mọt, bền vững với mưa nắng thời gian. Toàn bộ quán là sự kết hợp, đan xen của 7.000 cây tre - cây truyền thống của Việt Nam. Ngoài tre, hầu như "Gió và Nước" không sử dụng các loại vật kiệu khác, chính vì vậy, với giá chừng 10.000 đồng/cây, giá công trình trở nên siêu rẻ.
Những cây tre được lựa chọn kĩ từ về kích thước, độ bền để đứng ở các vị trí khác nhau. Những cây tre lớn làm trụ, thay cột chống bê tông, những cây tre có độ bền, dẻo đan xen với nhau, tạo thành những dây giằng chặt, vững.
Những những đường cong kỹ thuật, những chỗ thắt nút vẫn tạo ra một kiến trúc mềm mại. Không chỉ khung nhà, mái nhà bằng tre, những chiếc bàn tròn, bàn vuông, những chiếc ghế đơn, cầu nổi, thậm chí là đèn trang trí, tất cả đều được thể hiện bằng tre. Nhiều người cho rằng, qua những công trình đó, tre đã được thể hiện trong một trình độ độ hoàn hảo về thẩm mĩ, công năng, tính kinh tế mang lại một cách mới để tre Việt đi vào thế giới.