Gấu bị nhốt trong lồng để lấy mật ở một nhà hàng tại Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), Việt Nam. |
Những nhân viên trong chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã cho biết đã chứng kiến gấu nhịn ăn đến chết. Theo ông Louis Ng - Giám đốc Trung tâm giáo dục và nghiên cứu động vật tại Singapore, lần đầu tiên ông thấy cảnh một con gấu tuyệt thực là khi đến thăm một trang trại lấy mật gấu ở Lào vào năm 2009. Lúc đó, ông đã thấy một con gấu cái nằm bất động trong lồng. Chủ trại nói con gấu đã tuyệt thực trong 10 ngày, đến ngày hôm sau thì nó chết.
Gấu phải nằm trong những chiếc lồng chật hẹp để dễ dàng lấy mật |
Theo Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WSPA), việc lấy mật khiến gấu vô cùng đau đớn. Các trang trại thường lấy mật của gấu đen châu Á, loài vật được liệt vào danh sách động vật bị đe dọa trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Chris Gee - giám đốc chiến dịch phản đối nuôi nhốt gấu của WSPA cũng xác nhận có báo cáo về việc những con gấu nhịn đói đến chết, dù ông chưa bao giờ tận mắt chứng kiến.
Theo báo Dailymail, ước tính khoảng 12.000 con gấu bị nuôi nhốt ở những nước Châu Á như Trung Quốc và Việt Nam để lấy mật, một loại dược phẩm có giá trị cao trong y học truyền thống Trung Quốc.
Hàng năm, Trung Quốc sản xuất 7.000 kg mật gấu nhưng chỉ tiêu thụ 4.000 kg. Ông Gee nói: "Sự chênh lệch trong lượng sản xuất và tiêu thụ có thể do một lượng mật gấu được bán ở chợ đen trên toàn thế giới. Hiện nay đã có hoạt chất tổng hợp chất lượng tốt có thể thay thế mật gấu, chúng tôi đang vận động để nâng cao nhận thức về vấn đề này”.
Chris Gee - giám đốc chiến dịch phản đối nuôi nhốt gấu của WSPA cũng xác nhận có báo cáo về việc những con gấu nhịn đói đến chết, dù ông chưa bao giờ tận mắt chứng kiến.
Theo báo Dailymail, ước tính khoảng 12.000 con gấu bị nuôi nhốt ở những nước Châu Á như Trung Quốc và Việt Nam để lấy mật, một loại dược phẩm có giá trị cao trong y học truyền thống Trung Quốc.
Hàng năm, Trung Quốc sản xuất 7.000 kg mật gấu nhưng chỉ tiêu thụ 4.000 kg. Ông Gee nói: "Sự chênh lệch trong lượng sản xuất và tiêu thụ có thể do một lượng mật gấu được bán ở chợ đen trên toàn thế giới. Hiện nay đã có hoạt chất tổng hợp chất lượng tốt có thể thay thế mật gấu, chúng tôi đang vận động để nâng cao nhận thức về vấn đề này”.
Con gấu tên là "Ben Ben" được cứu khỏi một trang trại nuôi gấu ở tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) sau 8 năm bị giam giữ trong lồng. |
Trong lúc đó, ông Ng cũng đang lập một trung tâm cứu hộ có diện tích 5 ha tại Lào. Trung tâm có 12 phòng dành cho các tình nguyện viên và hai khoảnh đất cho 29 con gấu. Cơ sở trị giá 320.000 bảng Anh này sẽ được dùng để chăm sóc những con gấu sau khi bị giam cầm và dự kiến sẵn sàng đón các tình nguyện viên vào tháng 6/2012.
- Hiện vẫn còn một số lượng khá lớn gấu đen Châu Á bị giam giữ trong các trang trại để lấy mật trên khắp Đông Nam Á. Những con gấu bị nhốt trong những chiếc lồng chật hẹp, khiến chúng không đủ chỗ để di chuyển.
- Nhiều con gấu sau khi được giải cứu có vết thương do liên tục đập đầu vào lồng.
- Hoạt chất Ursodeoxycholic acid trong mật gấu được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, dạ dày và các vấn đề tiêu hóa. Đàn ông Châu Á cũng sử dụng mật gấu làm thuốc kích thích tình dục với hi vọng mình có thể mạnh mẽ như gấu. Gần đây ở Trung Quốc, mật gấu còn được thêm vào các sản phẩm như rượu và dầu gội đầu.
|