- Hạn sử dụng: Đây là điều nhất thiết phải chú ý để tránh mua phải thực phẩm đã bị hư, thối, rữa hoặc chí ít là giảm thiểu giá trị dinh dưỡng…
- Hầu hết các nước phát triển đều có những quy định rất chặt chẽ buộc nhà sản xuất phải cung cấp các thông tin dinh dưỡng cụ thể (nutrition facts) trên bao bì, trong đó ghi rõ từng thành phần dinh dưỡng, chẳng hạn 40 mgr cholesterol, 5 gr chất béo bão hòa, 5 gr đường…
|
- Các chuyên gia dinh dưỡng đã tính toán con số từ 2.000 đến 2.500 calorie tiêu thụ/ngày cho một người trưởng thành, tùy theo mức độ tiêu hao năng lượng của họ. Lượng chất béo được tiêu thụ/ngày không quá 80 gr, cholesterol không quá 300 mgr, muối chỉ ở mức khoảng 1.200 gr, đường hạn chế tối đa, nhất là đường tinh chế… Các nhãn bao bì thường ghi thông số của một phần ăn trung bình (serving size one cup) kèm theo lượng calorie tương đương với phần ăn đó. Cần phân biệt nó với tổng số phần ăn trong hộp (serving per container), có thể là 2, 3, 4 phần ăn trung bình. Như vậy, nhìn vào đây, chúng ta sẽ biết số calorie đã nạp vào cơ thể khi ăn một loại đồ hộp nào đó.
- Muối, đường, chất béo… được khuyến cáo hạn chế tiêu thụ vì có hại cho sức khỏe trong khi chất xơ, vitamin, khoáng chất… được khuyến khích. Đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều những chất được khuyến cáo hạn chế và ngược lại. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất… bằng các loại rau trái tươi.
- Một số từ ngữ cần được lưu ý khác, được sử dụng phổ biến trên nhãn bao bì thực phẩm đóng hộp là free (không có), low (ít), reduced (giảm bớt), fortification (bổ sung thêm)…