Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Vì sao rác vũ trụ rơi nhanh hơn

(22:07:00 PM 29/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Chu kỳ hoạt động mạnh của mặt trời dẫn đến sự nở rộng của khí quyển trái đất, một trong những yếu tố khiến rác vũ trụ rơi nhanh hơn.

 

Hiện tượng bùng phát trên tầng thượng quyển của mặt trời. Ảnh: NASA.
Hiện tượng bùng phát trên tầng thượng quyển của mặt trời. Ảnh: NASA.

 

Khoảng 10 triệu mảnh rác vũ trụ đang di chuyển xung quanh địa cầu. Chúng là những mảnh vỡ của vệ tinh nhân tạo, tên lửa và nhiều thứ khác do con người tạo ra.

 

Nicholas Johnson, nhà khoa học đứng đầu nhóm theo dõi rác vũ trụ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nói rằng hiện tượng bùng phát trên tầng thượng quyển của mặt trời có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây khiến trái đất hứng chịu nhiều bão mặt trời mạnh. Xu hướng đó khiến tầng nhiệt lưu trong bầu khí quyển trái đất giãn nở, National Geographic đưa tin.

 

“Mặt trời hoạt động càng mạnh thì năng lượng mà bầu khí quyển trái đất hấp thụ càng lớn. Bầu khí quyển càng hấp thụ nhiều năng lượng thì nó càng nóng và nở ra”, Johnson giải thích.

 

Do tầng nhiệt lưu phình ra, tốc độ rơi của rác vũ trụ trên quỹ đạo địa cầu tăng so với thời gian trước.

 

“Sự giãn nở của khí quyển khiến mật độ không khí tại mọi độ cao tăng. Mật độ không khí càng cao thì lực kéo của nó càng lớn. Lực kéo của không khí càng lớn thì rác vũ trụ càng dễ rơi”, Johnson nói thêm.

 

Phần lớn rác vũ trụ bốc cháy hoàn toàn trong khí quyển khi chúng lao xuống trái đất. Song có thể một số mảnh lớn không cháy hết và có thể rơi trúng người hoặc tài sản.

 

“Năm ngoái 17 phi thuyền và 8 xác tên lửa rơi xuống địa cầu, trong số đó có hai phi thuyền và một xác tên lửa được phóng lên từ thập niên 60”, Johnson cho biết.

 

Johnson dự đoán hiện tượng bùng phát dữ dội trên mặt trời sẽ tiếp tục diễn ra tới tận năm sau. Vì thế quá trình giãn nở của khí quyển trái đất sẽ ngừng ngay sau đó.

Minh Long (Vnexpress)