Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Năm Thìn ngắm Rồng trên cổ vật

(12:28:47 PM 26/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) – Gắn với truyền thuyết “Con rồng, cháu tiên”, biểu tượng rồng có vị trí lớn trong đời văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Hình rồng xuất hiện ở nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật và trong cuộc sống.

 

Tượng rồng bằng vàng, triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị 2 (1842)
Tượng rồng bằng vàng, triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị 2 (1842). Ảnh: X.T

 

 

Thay đổi theo thời kì

 

Rồng là một trong bốn linh vật (long – lân – quy – phượng) đại diện cho sự cao quý, uy nghiêm; là niềm tin tâm linh nguyên thủy của cư dân văn minh lúa nước thuở xa xưa. Rồng tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng).

 

Cùng với sự biến đổi của thời gian, các triều đại, hình tượng Rồng có sự biến đổi với những nét tạo tác riêng. Dưới thời Hùng Vương với đặc thù cư dân nông nghiệp ven các con sông lớn, “rồng” được hình dung lên qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu - “Giao long”.

 

Từ thế kỷ I đến thế kỷ X, hình tượng rồng có sự thay đổi, từ thân bò sát như cá sấu, đã chuyển thành thân thú như hổ, sói…Điều này có nguyên do là yếu tố nước gắn với văn hóa nông nghiệp, nên rồng thân bò sát phù hợp để diễn tả độ mềm mại, tính chất lượn sóng của nước, còn rồng thân thú lại biểu đạt được tính chất áp chế để đề cao uy quyền của giai cấp thống trị. Phong kiến phương Bắc muốn áp đặt những thiết chế chính trị, văn hóa theo phương Bắc, xóa bỏ những yếu tố văn hóa bản địa nhằm thực hiện âm mưu “đồng hóa” dân tộc ta.

 

Rồng gắn liền với sự uy nghiêm và quyền lực của Thiên tử (Rồng trang trí trên ấn vàng, triều Nguyễn)
Rồng gắn liền với sự uy nghiêm và quyền lực của Thiên tử (Rồng trang trí trên ấn vàng, triều Nguyễn).

 

 

Bước sang thời kỳ quân chủ, hình tượng rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Chẳng hạn, Rồng thời Lý là rồng mình trơn thân uốn cong nhiều vòng uyển chuyển, mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi.

 

Rồng thời Trần xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn.

 

Rồng thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài như rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến.

 

Rồng thời Trịnh - Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.

 

Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

 

Xuất hiện ở nhiều vật dụng

 

Hình tượng rồng xuất hiện ở nhiều vật dụng sinh hoạt hằng ngày, công trình kiến trúc… của những bậc quyền uy như: vòng tay, bàn đạp yên ngựa, ấm trà, đầu võng, gạch xây tháp… Từ nhiều những vật liệu khác nhau từ kim loại đồng, vàng… cho đến đất (đất nung, gốm), đá, gỗ hình tượng rồng được các nghệ nhân thể hiện một cách khéo léo riêng mà không mất đi nét đặc trưng của Rồng ở mỗi thời kì.

 

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, hình tượng rồng đã được hình thành, biến đổi và in dấu đậm nét trên các hiện vật lịch sử mà các nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện, thu thập, bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

 

Hình tượng rồng được thể hiện trong nhiều vật dụng kiến trúc
Hình tượng rồng được thể hiện trong nhiều vật dụng kiến trúc.

 

Với những hiện vật trưng bày trong chuyên đề “Rồng – trên cổ vật” của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hẳn giúp cho nhiều khách tham hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thông qua sự biến đổi của hình tượng rồng; biết được sức sáng tạo của những nghệ nhân…

 

Cùng ngắm hình tượng Rồng trên một số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia:

 

Một góc trưng bày hiện vật trong bảo tàng
Một góc trưng bày hiện vật trong bảo tàng.
Các hiện vật có đủ các chất liệu, các thời kì...
 
Các hiện vật có đủ các chất liệu, các thời kì....
 

 

 

Rồng trang trí trên hộp đựng trầu bằng vàng (triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh, 1820-1841)
Rồng trang trí trên hộp đựng trầu bằng vàng (triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh, 1820-1841).
Rồng trang trí trên ấm bằng vàng, triều Nguyễn, Minh Mệnh 9 (1828)
Rồng trang trí trên ấm bằng vàng, triều Nguyễn, Minh Mệnh 9 (1828).
Rồng trang trí trên ống cắm bút
Rồng trang trí trên ống cắm bút.
Vòng rồng bằng đồng
Vòng rồng bằng đồng.
Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa bằng đồng (triều Trần, thế kỉ 13-14)
Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa bằng đồng (triều Trần, thế kỉ 13-14).
Rồng trang trí trên lư hương bằng đồng (triều Nguyễn, 1802-1945)
Rồng trang trí trên lư hương bằng đồng (triều Nguyễn, 1802-1945).
Ấm trang trí rồng, sen bằng đồng (triều Lê Trung Hưng, thế kỉ 17-18)
Ấm trang trí rồng, sen bằng đồng (triều Lê Trung Hưng, thế kỉ 17-18).
Rồng trang trí trên chụp tóc của Hoàng Hậu (vàng, văn hóa Chăm pa, thế kỉ 17-18)
Rồng trang trí trên chụp tóc của Hoàng Hậu (vàng, văn hóa Chăm pa, thế kỉ 17-18).
Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa bằng đồng (triều Lê Trung Hưng, thế kỉ 17-18)
Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa bằng đồng (triều Lê Trung Hưng, thế kỉ 17-18).
Đầu võng trang trí rồng thú Makara và rắn Naga bằng đồng (văn hóa Chăm pa, thế kỉ 17-18)
Đầu võng trang trí rồng thú Makara và rắn Naga bằng đồng (văn hóa Chăm pa, thế kỉ 17-18).

 

 

Rồng trang trí trên đỉnh bằng bạc (triều Nguyễn, 1802-1945)
Rồng trang trí trên đỉnh bằng bạc (triều Nguyễn, 1802-1945).
Rồng trang trí trên cột đá (thời Lý, thế kỉ 11-13, Thành Thăng Long)
Rồng trang trí trên cột đá (thời Lý, thế kỉ 11-13, Thành Thăng Long).
Chậu trang trí rồng bằng vàng (triều Nguyễn, 1802-1945)
Chậu trang trí rồng bằng vàng (triều Nguyễn, 1802-1945).
Gạch trang trí rồng và công (gốm mem, thời Lý, thế kỉ 11-13)
Gạch trang trí rồng và công (gốm mem, thời Lý, thế kỉ 11-13).
rồng trang trí trên đồ cửa bằng đá (thời Lý, 1057, chùa Phật Tích, Tiên Du Bắc Ninh)
Rồng trang trí trên đồ cửa bằng đá (thời Lý, 1057, chùa Phật Tích, Tiên Du Bắc Ninh).
Trang trí kiến trúc hình đầu rồng, đất nung (thời Lý - Trần, thế kỉ 11-14)
Trang trí kiến trúc hình đầu rồng, đất nung (thời Lý - Trần, thế kỉ 11-14).
Rồng trang trí trên kiến trúc bằng đất nung (thời Lý - Trần, thế kỉ 11-14)
Rồng trang trí trên kiến trúc bằng đất nung (thời Lý - Trần, thế kỉ 11-14).
Rồng trang trí trên chân đèn (Gốm hoa lam, triều Mạc, 1580, Cẩm Giàng, Hải Dương)
Rồng trang trí trên chân đèn (Gốm hoa lam, triều Mạc, 1580, Cẩm Giàng, Hải Dương).

 

Mai Xuân Tùng/Tiền phong