Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thu mình vào một góc nhỏ của BV Ung bướu TPHCM, cô bé Trần Thị Hương Giang (5 tuổi) bối rối nhìn những chiếc áo blouse trắng. Đã nhiều lần đến với Sài Gòn nhộn nhịp, đông vui nhưng trong mắt Giang, đó chỉ là những lần vô thuốc điều trị căn bệnh u não.
Chị Nguyễn Thị Thoảng (31 tuổi) nhiều lần chứng kiến con nôn ói, ngất xỉu và thường xuyên kêu đau đầu nhưng lúc đó chị chỉ lơ mơ hiểu rằng có chuyện không hay. Cho đến một hôm, bé không tự đứng dậy, cơ thể mềm nhũn thì chị mới biết nó mang phải bệnh hiểm nghèo.
Do không được phát hiện sớm nên khả năng phẫu thuật cắt khối u trở thành bài toán nan giải. Từ cuối tháng 6, Giang bắt đầu chuyển sang xạ trị nhằm kìm hãm khả năng lớn nhanh của khối u. Theo bác sĩ điều trị, đợi đến khi khối u hoàn toàn nhỏ lại mới tiến hành cuộc đại phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu tình trạng không khả quan hơn thì có thể chuyển Giang ra bệnh viện K (Hà Nội).
Những lần chuyển viện, từ tuyến huyện lên tỉnh rồi từ tỉnh về Sài Gòn đã ngốn hết không biết bao nhiều tiền vay mượn, lãi mẹ “đẻ” lãi con. Nghĩ đến gánh cơm áo gạo tiền đè nặng lên bờ vai người chồng, chị càng tủi phận vì không đỡ đần được cho anh chút gì. Bởi chị cũng đang mang trong mình bệnh hở van tim 2 lá cấp độ 2/4. Những khi khó thở, tức ngực, chị chỉ dám đi mua mấy liều thuốc giảm đau chứ cũng chẳng dám đi khám xem bệnh tình tiến triển đến đâu.
Gần 1 năm nay anh dầm mưa dãi nắng làm đủ mọi việc để kiếm tiền thang thuốc cho con. Bất kể sớm tối, công việc nặng nhẹ, hễ có người kêu là anh lại đánh xem đi ngay. Nghèo không phải là cái tội nhưng nhưng là cái nạn khi đi cùng bệnh tật. Nhưng họ vẫn bảo nhau, đừng đầu hàng số phận.