Luật dân sự: Theo quy định điều 122 Bộ luật dân sự chỉ cần không đáp ứng yêu cầu về quyền đại diện cho một bên tham gia vào giao dịch, là giao dịch đó có thể bị tuyên vô hiệu. Ở đây, VFF không được các CLB ủy quyền để ký kết hợp đồng với AVG.
|
VFF cũng rất tự tin vào lập luận của mình (Ảnh: Quang Minh) |
Luật sở hữu trí tuệ: Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan, mục 3 “Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu...” và mục 4 “Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan”. VFF chuyển quyền sở hữu V.League cho AVG nhưng không có sự thoả thuận, đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
Luật báo chí: Điều 19: “Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động”. Liệu AVG đã có giấy phép để sản xuất chương trình ( cụ thể ở đây là một giải bóng đá)?
Luật đấu thầu: mục 2 điều 18 Đấu thầu rộng rãi: “Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của Luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”. Khi ký kết với AVG, VFF đã không thông báo và cung cấp đủ cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu có năng lực khác, ở đây có thể là VTV hoặc VTC.
Luật cạnh tranh: Điều 14: “Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ”. Ở đây AVG áp đặt VFF điều kiện 20 năm mới ký hợp đồng.