Con số sự kiện
2.668 người vẫn mất tích sau 2 năm thảm họa Nhật Bản
(11:50:33 AM 11/03/2013)2 năm sau thảm họa Nhật Bản
Trong khi công tác tìm kiếm những người mất tích dọc các bờ biển bị huỷ diệt bởi sóng thần vẫn đang diễn ra nhiều người dân vẫn không có ý định trở về nhà sau sự cố rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO).
Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia (NPA) Nhật Bản, tính đến ngày 8/3, số người thiệt mạng do thảm họa kép được xác định là 15.881 người trong khi có 2.668 người mất tích. Ngoài ra, những người thiệt mạng vì các nguyên nhân gián tiếp như tự sát và suy kiệt sức khỏe do phải sống lâu dài ở những nơi lánh nạn lên tới 2.303 người.
Cơ quan tái thiết Nhật Bản cho biết số người lánh nạn vào khoảng 315.000 người và địa điểm sơ tán sau thảm hoạ của họ trải dài khắp 47 tỉnh lỵ trên cả nước. Chiếm khá đông trong số này là những người phải ở cùng với bà con thân thích hoặc sống trong các khu “nhà tạm tương đương” dạng như các khu nhà tạm, công ích hoặc căn hộ cho thuê của tư nhân. Trong khi đó, khoảng 57.000 người dân thuộc tỉnh Fukushima phải sơ tán ra khỏi địa bàn tỉnh. 54.000 người trong số này nhiều khả năng sẽ không thể trở về hoặc không có ý định trở về nhà trong ít nhất 4 năm nữa.
Tại các khu vực bị sóng thần tàn phá, công tác chuẩn bị mặt bằng thi công nhà ở thiên tai và tái định cư lên các khu đất cao đang từng bước được tiến hành và dự kiến từ năm 2013, quá trình này sẽ diễn ra gấp rút hơn. Trong khi đó, tỉnh Fukushima đang đứng trước hàng núi công việc như công tác xứ lý chất phóng xạ, việc lắp đặt các thiết bị tích trữ trung gian và khử xạ cùng với công tác theo dõi, chăm sóc sức khỏe người dân.
Bên cạnh buổi lễ tưởng niệm chính thức 2 năm thảm họa 11/3/2011 do Chính phủ Nhật Bản tổ chức, các địa phương bị thảm họa cũng tổ chức tưởng niệm các nạn nhân vào cuối ngày hôm nay (11/3).
Cách đây tròn 2 năm, hồi 14 giờ 46, trận động đất cường độ 9 độ Richter kéo theo trận sóng thần cao hàng chục mét tấn công khu vực ven biển Đông Bắc Nhật Bản gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đồng thời gây ra sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986 đến nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.