Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Nghịch lý giữa quy định pháp luật và trình trạng thực thi
(16:20:35 PM 05/02/2015)Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho rằng việc xử lý qui phạm liên quan đến Tê tê đã có nghịch lý giữa quy định pháp luật và trình trạng thực thi
Ngày 01/02/2015, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh được Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công An chuyển giao xử lý 42 cá thể tê tê Java vận chuyển trái phép tại địa bàn tỉnh. Ngày 02/02/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ngay lập tức ra quyết định xử phạt hành chính đối tượng vi phạm đồng thời tiến hành bán đấu giá toàn bộ số tang vật tê tê ngay trong đêm. Động thái này của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh không những vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) mà còn làm giảm ý nghĩa răn đe, ngăn ngừa tội phạm, biến cơ quan chức năng trở thành một mắt xích trong việc đưa ĐVHD “bất hợp pháp” trở lại lưu thông trên thị trường với danh nghĩa “hợp pháp”.
Trước tình trạng hai loài tê tê của Việt Nam là tê tê Java và tê tê vàng đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắn, buôn bán và tiêu thụ trái phép, Chính phủ đã nâng cấp độ bảo vệ cả hai loài tê tê của Việt Nam và hiện nay chúng được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Như vậy, cả hai loài tê tê của Việt Nam đều được bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật, tương tự như mức độ bảo vệ của gấu, hổ, voi hay tê giác. Các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép tê tê hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm, bộ phận của chúng phải bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Thêm vào đó, tang vật tê tê sau khi tịch thu cần được xử lý theo các biện pháp quy định tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP mà không tiến hành bán đấu giá.
Sau khi Nghị định 160/2013/NĐ-CP có hiệu lực (từ ngày 01/01/2014), ENV đã gửi khuyến cáo đến Ủy ban Nhân dân và các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan như: Tòa án,Viện Kiểm sát, Chi cục Kiểm lâm và cơ quan Công an của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm cập nhật tình trạng bảo tồn cũng như cách thức xử lý các vụ việc liên quan đến tê tê vàng và tê tê Java theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều cơ quan chức năng địa phương vẫn tiếp tục áp dụng quan điểm xử lý vi phạm về tê tê theo quy định cũ, tức là xử phạt hành chính và bán đấu giá tang vật vi phạm. Ví dụ, theo thống kê tại trang thông tin điện tử của Chi cục Kiểm lâm, trong năm 2014 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận 10 vụ vận chuyển tê tê trái phép, chưa kể đến các trường hợp chưa có quyết định xử phạt, trong đó tất cả các vi phạm liên quan đến tê tê đều bị xử phạt hành chính. Tương tự như vậy, tại tỉnh Hải Dương, theo ghi nhận của ENV, cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép 137 cá thể tê tê Java được phát hiện ngày 01/04/2014 và bán đấu giá tang vật vi pham. Cơ quan chức năng tỉnh cũng ngay lập tức bán đấu giá tang vật của vụ việc vận chuyển trái phép 50 cá thể tê tê phát hiện ngày 21/10/2014.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) “Hiện nay tình trạng săn bắt và buôn bán tê tê đang ở mức báo động, đặc biệt là vào gần các dịp lễ tết. Do đó, để bảo vệ hai loài tê tê của Việt Nam khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng thì việc xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến tê tê là vô cùng quan trọng. Có như vậy mới giúp giảm thiểu được tình trạng săn bắt và buôn bán các loài tê tê của Việt Nam.” Bà Dung cũng chia sẻ “Chúng tôi hi vọng các cơ quan thực thi pháp luật sẽ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của những vi phạm liên quan đến tê tê và do đó áp dụng đúng quy định hiện hành của pháp luật. Theo đó, các vi phạm đối với tê tê cần được xem xét xử lý hình sự và không áp dụng bán đấu giá đối với loại tang vật này.”
Một số quy định về bảo vệ tê tê
·Tê tê vàng và tê tê Java đều được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
·Theo quy định tại Điều 190 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), chỉ cần có hành vi “săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó” sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với mức tối đa lên đến 7 năm tù giam bất kể khối lượng, số lượng, giá trị tang vật.
·Theo quy định của Nghị định 160/2013/NĐ-CP, đối với tang vật là loài ĐVHD thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như tê tê vàng và tê tê Java: (i) các cá thể còn sống chỉ được phép tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp hoặc chuyển giao cho các Trung tâm cứu hộ nếu ốm yếu hoặc bị thương; (ii) các cá thể chết trong quá trình cứu hộ sẽ được chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng hoặc tiêu hủy đối với các cá thể bị chết do bệnh dịch hoặc không thể xử lý được bằng biện pháp nói trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.